Công trình: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực
Link công trình: https://drive.google.com/drive/folders/1xDAJGIYssM5GTXuiv7P6YXGSfWH6Hqzt?fbclid=IwAR3fnnlxTWRbb4hFG_sc8UCFNoNhrYT1Y4gXLPl798HS8B6NLuZ2Wo5lBnM
Giới thiệu về công trình:
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt | Giải thích nghĩa |
HTN | Hợp tác nhóm |
KHSPƯD | Khoa học sư phạm ứng dụng |
THPT | Trung Học Phổ thông |
GV | Giáo viên |
HS | Học sinh |
CNTT | Công nghệ thông tin |
VĐTT | Vấn đề thực tế |
RLKN | Rèn luyện kĩ năng |
DHHT | Dạy học hợp tác |
PPDH | Phương pháp dạy học |
SGK | Sách giáo khoa |
DH | Dạy học |
TV | Thành viên |
ĐAĐ | Độ âm điện |
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSPƯD
“Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực”
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
- Bối cảnh nghiên cứu
Đổi mới toàn diện là việc cần thiết để ngành giáo dục đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho nền kinh tế, xã hội nước ta, điểm đổi mới nhất định phải đổi mới là phương pháp dạy – học. Mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là lấy HS làm trung tâm, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS đồng thời hạn chế kiểu tiếp cận kiến thức trước đây, máy móc một chiều, HS thụ động. Mặt khác thị trường lao động yêu cầu rất cao đội ngũ lao động về năng lực làm việc, tính linh hoạt, trách nhiệm, khả năng giải quyết các vấn đề trong những tình huống thay đổi bất ngờ.
Trong các PPDH tích cực thì DHHT đã được thế giới áp dụng rộng rãi bởi hiệu quả của phương pháp này đem lại rất cao. Thông qua phương pháp này, HS hình thành và phát triển các kĩ năng mềm như: khả năng hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ, chia sẻ, khả năng tự học.
Luật Giáo dục 2019 đã nêu rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với các đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục. (điều 30.3).
Hơn thập kỉ qua, Việt Nam đang chuẩn bị thay đổi chương trình và sách giáo khoa dùng ở các trường phổ thông. Sự thay đổi này hướng tới một cuộc cải cách toàn diện nền giáo dục, bắt đầu từ mục tiêu. Trong các quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học mà tôi đã được đi tập huấn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây, tôi đặc biệt chú ý đến nội dung “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”, góp phần hình thành năng lực hóa học. Bên cạnh đó, nội dung này được nêu rõ trong mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học:
“Môn Hóa học góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực chung và phẩm chất chủ yếu, hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên…”
Phương pháp dạy học hợp tác là cách dạy học mang tính tập thể gồm nhiều cá nhân khác nhau. Trong đó, mọi người hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để đạt mục tiêu chung. Dạy học hợp tác giúp người học tiếp thu kiến thức qua các hoạt động tương tác đa dạng như giữa người học với người học, giữa người dạy với người học, giữa người học và môi trường.
Học hợp tác (Collaborative Learning) là một phương pháp dạy học phức hợp áp dụng cho một nhóm người. Cụ thể ở đây là các em trong nhóm sẽ học tập, làm việc cùng nhau để cùng nghiên cứu, khảo sát một chủ đề bài học nhằm đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Mỗi học sinh sẽ là một thành viên trong nhóm có trách nhiệm riêng của mình, không liên quan đến các học sinh khác.
Bản chất của phương pháp dạy học hợp tác là giúp cho tất cả học sinh tham gia có thể chủ động đóng góp hoạt động, trí tuệ của mình vào quá trình học tập vì mục tiêu chung của cả nhóm, tạo cơ hội cho mỗi học sinh chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức và ý kiến của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung chủ đề của bài học mà giáo viên đưa ra. Đồng thời, các em có cơ hội được học hỏi lẫn nhau, học hỏi những điểm tốt, những ưu điểm từ các bạn khác cũng như giao lưu, hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của nhóm.
HTN là phương pháp dạy học mang tính thực tiễn cao, khắc phục được cách học một chiều nghe – chép. Góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh, giúp các em ý thức được sức mạnh của tập thể và làm việc nhóm.
- Ghi nhận từ thực tiễn
- Về phía giáo viên
Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo dường như đã đi vào thực tiễn, được giáo viên (GV) cố gắng thực hiện trong giảng dạy, dù chương trình chưa ban hành chính thức và sách giáo khoa (SGK) mới chưa có. Tuy nhiên, tôi nhận thấy bản thân mình gặp khó khăn trong việc xây dựng các bài dạy nhằm rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm; bên cạnh đó phát triển một số kĩ năng như: giao tiếp, thuyết trình, giải quyết tình huống có vấn đề, khai thác nguồn tài liệu, công nghệ thông tin; phát triển năng lực hóa học cho sinh. Làm thế nào để phát triển được các kĩ năng và năng lực này cho HS? Tổ chức DH như thế nào? Xây dựng tình huống DH ra sao?… Nhiều câu hỏi được đặt ra, và không thể tự trả lời bằng kinh nghiệm cá nhân, mà cần một nghiên cứu đầy đủ.
2.2 Về phía HS
Trên cương vị là một người GV, tôi thấy HS gặp nhiều khó khăn khi giải quyết các vấn đề khi làm việc nhóm, khả năng tư duy và thuyết trình còn hạn chế. Tôi xin nêu ra đây một dẫn chứng cụ thể.
HS cảm thấy lo lắng, tự ti khi phát biểu trước lớp; kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin thấp;
HS không gắn kết hoặc chuyển đổi giữa những dữ kiện trong thực tế với kiến thức hóa học đã học nên không hiểu đề bài cho thông tin gì, đề bài đặt câu hỏi gì;
HS không biết phải suy nghĩ như thế nào, thực hiện những thao tác gì khi gặp phải trở ngại hoặc không tìm được hướng giải quyết.
Trong SGK Hóa học 11, chương II : Nitơ – Photpho có nội dung gắn liền với thực tiễn; HS có khả năng tự tìm tòi và lĩnh hội kiến thức, phát huy tính tích cực, rèn luyện các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, ngôn ngữ, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức…từ đó phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức bài học và kiến thức xã hội, nâng cao kết quả học tập.
2.3 Các giải pháp Giáo viên đã thực hiện dẫn đến hiện trạng trên:
GV dạy theo phương pháp cũ, chỉ cho ghi các kiến thức có sẵn trong SGK yêu cầu HS áp dụng, ít cho HS có cơ hội tự trải nghiệm để tự lĩnh hội kiến thức.
Với các bài Nitơ, Amoniac – Muối amoni, Axit nitric – Muối nitrat, Photpho. Tôi tiến hành cho mỗi nhóm lựa chọn chủ đề khác nhau, giải đáp thắc mắc cho HS nếu có.
Tôi đã tiến hành nghiên cứu thông qua 02 nhóm tương đương là 11A (15 HS, nhóm thực nghiệm) và 11B (15 HS, nhóm kiểm chứng). Kết quả điểm thu được cho thấy sau khi tác động, kết quả học tập của HS có sự tiến bộ rõ rệt (nhóm thực nghiệm có kết quả cao hơn nhóm kiểm chứng).
Kết quả điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm 11A như sau: với phép toán kiểm chứng T-test độc lập tính được p = 0,015 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp 11A và lớp 11B và mức độ ảnh hưởng lớn (0,83).
Kết quả thống kê ở trên chứng minh rằng: “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 đã giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực”
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Hiện nay chương trình giáo dục môn Hóa học ở trường phổ thông chưa chú trọng nhiều đến các bài toán có nội dung thực tiễn, còn nặng kiến thức về bài tập. Chính vì lí do đó mà nhiều học sinh trung học phổ thông hiện nay cảm thấy môn Hóa học quá khô khan và trừu tượng, không thiết thực dẫn đến cảm giác “sợ” học Hóa.
Bên cạnh đó, kĩ năng khai thác nguồn tài liệu học tập, tiếp cận kiến thức, tư duy linh hoạt của học sinh còn hạn chế.
2. Giải pháp thay thế
Giúp học sinh có được khả năng tự lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm, tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng bộ môn tôi đã. “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực”
3. Vấn đề nghiên cứu
Việc “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 có giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực” không?.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Có, “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 đã giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực”.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
“Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực”.
Trong năm học 2020-2021, tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy trên lớp. Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng, tôi đã sử dụng phương pháp HTN theo hai hình thức trực tiếp (tại lớp, tại nhà) và gián tiếp (mạng xã hội), thống kê phân loại và phương pháp so sánh kết quả thực nghiệm (các phiếu học tập, các bài kiểm tra) của hai lớp 11A và lớp 11B. Bên cạnh đó tôi đã nhìn nhận, so sánh, phân tích với phương pháp dạy đã thực hiện ở những năm học trước để hoàn thiện nghiên cứu này với mục đích có thể phát triển phương pháp này cho những năm học tiếp theo, nâng cao chất lượng bộ môn. Qua đề tài này, tôi từng bước tích lũy kinh nghiệm, phát triển bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp trong dạy học của ngành giáo dục hiện nay.
1. Khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là 15 em học sinh lớp 11A, đối tượng kiểm chứng là 15 em học sinh lớp 11B trường THPT Tây Sơn năm học 2020 – 2021. Các em học sinh trong hai lớp này chứng có khả năng nhận thức ngang bằng nhau. Đa số các em có ý thức học tập tốt, kiên trì, say mê tìm tòi, thái độ học tập đảm bảo yêu cầu.
Nhóm | Số lượng HS mỗi nhóm: 15 HS | Dân tộc | ||
Nữ | Nam | Kinh | Khác | |
Thực nghiệm (11A) | 9 | 6 | 15 | 0 |
Kiểm chứng (11B) | 9 | 6 | 15 | 0 |
Bảng 1. Giới tính và thành phần của hai lớp trong nghiên cứu
Về kết quả học tập: Căn cứ vào kết quả kiểm tra 15 phút, chọn ra những học sinh với các trình độ yếu, trung bình, khá, giỏi. (xem phần minh chứng bài kiểm tra 15 phút trước tác động)
Lớp | Tổng số | Yếu
(3,5 4,9) |
Trung bình
(5,0 6,4) |
Khá
(6,5 7,9) |
Giỏi
(8,0 10) |
11A | 15 | 0 | 3 | 7 | 3 |
11B | 15 | 1 | 5 | 6 | 3 |
Bảng 2. Thống kê điểm của hai lớp qua bài kiểm tra 45 phút.
2. Thiết kế nghiên cứu
Dựa vào kinh nghiệm tích lũy nhiều năm qua và phần lớn dựa vào kiến thức tôi đã học về phương pháp dạy học tích cực. Tôi đã thiết kế nghiên cứu và áp dụng từ trong năm học 2019 – 2020, năm học 2020 – 2021 và nhận được kết quả có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực. Trong bài nghiên cứu này, tôi báo cáo kết quả đã thực hiện trước và sau tác động ở 02 nhóm tương đương 15 HS lớp 11A và 15 HS lớp 11B. Thời gian thực nghiệm để kiểm chứng trong vòng 03 tuần.
Dùng điểm kiểm tra 15 phút chương I “Sự điện li” làm bài kiểm tra trước tác động, kết quả điểm trung bình cho thấy 02 lớp có sự khác nhau, do đó tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm trung bình của 02 lớp trước khi tác động.
Kết quả:
Nhóm kiểm chứng: 11B | Nhóm thực nghiệm: 11A | |
Điểm trung bình | 6,63 | 6,80 |
Kiểm chứng T – test | p = 0,70 |
Bảng 3: Thể hiện tương đương về trình độ (phụ lục 5)
p = 0,70, điều này cho thấy 02 nhóm được chọn thực hiện là tương đương, sự chênh lệch điểm trung bình của 02 nhóm không có ý nghĩa.
Tôi sử dụng thiết kế 4: Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên.
Nhóm | Tác động | Kiểm tra sau
tác động |
Lớp 11A(15 Hs) | DHHT | O3 |
Lớp 11B (15 Hs) | Dạy học cổ điển | O4 |
Bảng 4. Thiết kế nghiên cứu
3. Quy trình nghiên cứu
a) Cơ sở lí luận
Trên thế giới đã áp dụng PPDH HTN từ rất lâu để đạt được mục tiêu cuối cùng là các TV trong nhóm cùng nhau làm việc nhóm, bàn luận, tranh luận, hợp tác, chia sẻ để hoàn thành được yêu cầu về nội dung bài học lẫn kĩ năng, thái độ cần đạt.
Ý tưởng này đã được Jonh Amos Comenius (1592 – 1690) đưa vào lớp học vì ông cho rằng HS sẽ dễ dàng lĩnh hội và khắc sâu kiến thức khi GV tiến hành PPDH như vậy.
Theo Kagan “học hợp tác là một quy trình trong đó mọi người tương tác với nhau để đạt được mục tiêu hoặc tạo ra một sản phẩm cuối cùng là một nội dung cụ thể”.
DHHT là sự kết hợp giữa học theo kiểu tư duy độc lập cá nhân, hợp tác với nhau và thi đua của các TV, nhóm. Yếu tố quyết định phần lớn đến kết quả của kiểu dạy học này là sự tư duy độc lập cá nhân trong môi trường học tập, động lực là sự thi đua. Bên cạnh đó, một yếu tố không kém phần quan trọng là sự nỗ lực của bản thân, ý kiến tôn trọng của mọi người, sự hợp tác nhóm, tự tin thể hiện được suy nghĩ cá nhân trong quá trình hợp tác.
DHHT là PPDH hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục, bên cạnh đó PPDH này còn góp phần lớn vào việc rèn luyện năng lực tự học của HS, là mục tiêu giáo dục trong thời đại bùng nổ thông tin. Kiến thức với HS luôn là vô tận, không bao giờ là đủ, là mới. Điều cốt lõi ở đây là cần phải hình thành cho HS phương pháp, thói quen, ý chí tự học, tự lĩnh hội kiến thức ở nhà cũng như dưới sự hướng dẫn của GV.
DHHT nhóm là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó dưới sự tổ chức và điều khiển của GV, HS được chia thành nhiều nhóm nhỏ, với phương thức tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhóm và với các thành viên trong nhóm, bằng trí tuệ tập thể mà hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đây là phương pháp được áp dụng và mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Khi làm việc theo nhóm, GV và HS đều gặp những khó khăn nhất định. Để nâng cao kết quả dạy – học đồng thời phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu khi HTN, GV có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị, tổ chức thực hiện, chia nhóm và điều khiển các hoạt động diễn ra.
Tùy vào đặc thù của mỗi nhóm, yêu cầu cần đạt của bài học mà GV đặt ra những công cụ đánh giá quá trình HTN và sản phẩm HS cho phù hợp. Nhưng chốt lại phải đảm bảo các mục đích sau:
– Phản ánh được mức độ HTN của cá nhân, nhóm thông qua các công cụ theo dõi và đánh giá đã đưa ra, hạn chế thái độ ỷ lại, củng cố niềm tin cho mỗi TV trong nhóm về độ quan trọng của mình bởi sự đóng góp vào mục tiêu và thành công của nhóm.
– Phản ánh được sự cố gắng của từng TV trong nhóm, quá trình nỗ lực để hoàn thiện bản thân trong một thời gian nhất định, không quá ngắn cũng không quá dài. Đánh giá theo hình thức cuốn chiếu, không đánh giá lại những điều HS chưa đạt được trước đây.
– Phản ánh mức độ trung thực của mỗi TV thông qua đánh giá cá nhân lẫn nhau của các TV trong nhóm. Nhờ vào điều này, HS có thái độ nghiêm túc cao hơn trong quá trình HTN, kết quả đánh giá phù hợp sẽ tạo niềm tin vào năng lực của HS, với mọi người xung quanh từ đó HS cảm thấy hứng thú hơn, nâng cao kết quả dạy – học.
b. Kế hoạch thực hiện
Bước 1: Nghiên cứu nội dung có thể yêu cầu học sinh giải quyết thông qua hợp tác nhóm, xác định mục tiêu bài học.
Bước 2: Xây dựng các tiêu chí đánh giá, yêu cầu cần đạt tương ứng với mỗi nội dung để phân chia thời gian hợp lí. (Bước 1, 2: Giáo viên thực hiện ở nhà)
Bước 3: Nghiên cứu và điều tra năng lực học sinh, từ đó phát triển thêm yêu cầu cần đạt.
Bước 4: Hình thành nhóm (theo chọn ngẫu nhiên hoặc có tính toán của giáo viên) tại lớp. Ở thời điểm này, đa số các nhóm chưa có sự tiến bộ do các thành viên còn rụt rè, chưa bộc lộ năng lực nên nhóm hoạt động với những yêu cầu đầu tiên: giới thiệu thế mạnh và yếu của bản thân, đề cử nhóm trưởng, đặt tên nhóm (nếu có). Thời lượng: 1 tiết.
Bước 5: Giáo viên giới thiệu các nội dung cần thực hiện, các tiêu chí đánh giá trong quá trình làm việc (cho học sinh tham khảo mẫu năm trước). Giáo viên giới thiệu các phần mềm hóa học, các địa chỉ tin cậy cần sử dụng tương ứng với mỗi nội dung hoặc gợi ý đề học sinh có thể tự tìm tòi khám phá và sáng tạo. (Bước 4, 5: thực hiện tại lớp trong 1 tiết).
Bước 6: Học sinh bắt đầu họp nhóm lại và phân chia nhiệm vụ.
Bước 7: Học sinh tiến hành làm việc nhóm. (Bước 6, 7: các nhóm thực hiện tại nhà hoặc thảo luận với nhau bằng kênh thông tin xã hội tùy vào đặc thù mỗi nhóm trong thời gian qui định; giáo viên có nhiệm vụ giải đáp thắc mắc nếu học sinh chưa rõ vấn đề trong quá trình làm việc).
Bước 8: HS trình bày sản phẩm của mình, HS cử đại diện hoặc GV có thể chọn bất kì.
Bước 9: Các nhóm phản biện, nhận xét, đánh giá, thư kí ghi lại quá trình diễn ra. Để bước này thực hiện có hiệu quả, giáo viên nêu rõ nhiệm vụ của các nhóm: nếu nhóm 1 trình bày thì các nhóm 2,3,4 phải có nhiệm vụ nghiên cứu trước nội dung nhóm 1 trình bày ở nhà; trong quá trình nhóm 1 trình bày, các thành viên trong lớp phải hợp tác; sau khi nhóm 1 trình bày thì các nhóm còn lại sẽ phản biện, thư kí mỗi nhóm sẽ ghi lại quá trình phản biện của từng nhóm. Mỗi lần phản biện hiệu quả, các nhóm sẽ có thêm điểm cộng vào tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện.
Bước 10: Giáo viên chốt lại vấn đề, nhận xét, đánh giá, công bố điểm sản phẩm trình bày của từng nhóm. GV cần chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm của từng nhóm:
+ Về mức độ và chất lượng hoàn thành công việc theo yêu cầu, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tương tác và xử lí tình huống.
+ Thời gian trình bày sản phẩm các nhóm theo qui định.
+ Thái độ HTN trong quá trình trình bày sản phẩm
Đây là công đoạn cuối cùng trong giờ học nhưng có tác động rất lớn đến HS. Tùy nội dung mà GV đưa ra tiêu chí đánh giá, có thể cho HS tham gia vào giai đoạn này. Phương án đánh giá cần chính xác, công bằng để HS nhận thấy được sự cố gắng của mỗi cá nhân trong nhóm đều có dấu ấn trong sự thành công của nhóm. Việc khen thưởng cá nhân hay tập thể nhóm chính xác sẽ kích thích các cá nhân chia sẻ và hợp tác với nhau tốt hơn, HS sẽ nhận thức được: muốn được thưởng thì ngoài sự cố gắng của cá nhân còn phải phụ thuộc vào thành tích chung của nhóm.
Bước 11: HS hoàn thiện sản phẩm nộp lại cho GV. Thư kí nộp biên bản thuyết trình. Mỗi cá nhân tự đánh giá các cá nhân trong nhóm của mình theo mẫu và gửi về gmail cá nhân của GV, GV phải đảm bảo tính bí mật của các bảng đánh giá nhằm tạo nên sự công bằng, không cả nể, phản ánh đúng sự thật quá trình làm việc, góp phần tạo nên chất lượng kiến thức và hiệu quả HTN cao. Do đó, mỗi TV trong nhóm phải làm việc hết khả năng của mình, không ỷ lại, có sự tập trung vào công việc thì kiến thức sẽ được khắc sâu hơn.
Bước 12: HS làm bài kiểm tra sau tác động. GV chấm bài và thống kê điểm, so sánh và kết luận về hiệu quả của phương pháp.
Tóm lại quy trình được mô hình hóa như sau:
Hình 1: Quy trình dạy học HTN
c. Thực tế tổ chức day học
Để khắc phục vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp DHHT cho lớp 11A, còn lớp 11B vẫn dạy như giáo án bình thường. Chúng tôi đã soạn giáo án theo kiểu chương trình mới cho lớp thực nghiệm.
HS phải thực sự làm việc hết khả năng của mình để tự lĩnh hội kiến thức, đạt được mục tiêu chung của nhóm.
Khi thực hiện phương pháp này, ngoài những mục tiêu đã nêu ở trên tôi còn nhận thấy được ưu điểm như sau: HS tự tìm tòi lĩnh hội kiến thứcHS HTN giải quyết vấn đềHS trình bày sản phẩmPhản biệntương tác với các bạn trong lớp; theo quy trình này HS có cơ hội khắc sâu kiến thức hơn cách dạy cổ điển vì HS phải tiếp cận một nội dung kiến thức nhiều lần như câu “mưa dầm thấm lâu” mà ông bà ta ngày xưa đã nói.
Mặc dù đây là DHHT nhóm nhưng mỗi thành viên trong nhóm có thể có số điểm giống hoặc khác nhau, tùy thuộc vào thái độ và năng suất làm việc của học sinh.
Mỗi cá nhân sẽ chịu 4 lớp đánh giá:
+ Lớp 1: Cá nhân tự đánh giá chính mình về mức độ hoàn thành công việc được phân công.
+ Lớp 2: Cá nhân trong nhóm sẽ đánh giá lẫn nhau thông qua quá trình HTN.
+ Lớp 3: Giáo viên đánh giá thông qua sản phẩm HTN, các bảng đánh giá cá nhân thông qua gmail của từng thành viên.
+ Lớp 4: Bài kiểm tra 45 phút, chương II sau tác động.
d. Tiến hành dạy thực nghiệm: thời gian dạy thực nghiệm trong vòng 03 tuần, tuần 6, tuần 7, tuần 8 và tuần 9
Ngày | Lớp | Tiết | Tiết theo PPCT | Tên bài dạy |
5/10/2020
7/10/2020 |
11A | 1, 2 | 11
12 |
Hoạt động 1: Chia nhóm ngẫu nhiên: đánh số thứ tự, HS có cùng một số lập thành một nhóm
Hoạt động 2: Cung cấp những nội dung cần đạt được ở mỗi bài học Hoạt động 3: Giới thiệu các biểu điểm, hình thức đánh giá sản phẩm, kho tài liệu tham khảo có độ tin cậy cao. Hoạt động 4: Các nhóm tiến hành chọn chủ đề. Hoạt động 5: Các nhóm họp, phân chia nhiệm vụ Hoạt động 6: các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ đã phân công |
12/10 /2020
14/10/2020 |
11A | 3,4 | 13
14 |
Hoạt động 7: Các nhóm hoàn thành sản phẩm, thuyết trình trước lớp.
Hoạt động 8: Các nhóm phân tích, phản biện Hoạt động 9: GV chốt nội dung, nhận xét |
19/10/2020
21/10/2020 |
11A | 5,6 | 15
16 |
|
26/10/2020
28/10/2020 |
11A | 7, 8 | 17
18 |
Hoạt động 10: Làm bài kiểm tra sau tác động (2 bài). |
Bảng 5. Thời gian thực hiện
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Nhận xét, đánh giá kĩ năng HTN, thái độ học tập thông qua sản phẩm của nhóm, bảng đánh giá cá nhân, quá trình thực hiện
Các phần điểm | Người chấm điểm
(Tối đa 10 điểm) |
Ghi chú |
1. Điểm hợp tác nhóm trong quá trình hoạt động | Các cá nhân trong nhóm | Mỗi TV có mức độ đóng góp khác nhau, điểm khác nhau |
2. Điểm phản biện | GV chấm trong quá trình phản biện của các nhóm | Có thể theo nhóm hoặc cá nhân, tính điểm theo kĩ năng truyền đạt |
3. Điểm trả lời bài tập nhỏ của GV – bài tập củng cố | GV chấm trong quá trình phản biện của các nhóm | Các TV trong nhóm bằng điểm nhau |
4. Điểm trung bình cộng bài KT của HS | Các nhóm chấm chéo, tổng kết | Các TV trong nhóm bằng điểm nhau |
5. Điểm cá nhân | GV chấm thông qua các bài đánh giá và sự theo dõi của GV | Điểm cá nhân |
Bảng 6: Các phần điểm đánh giá kĩ năng, thái độ, tính tích cực thông qua sản phẩm thuyết trình
Điểm kĩ năng = trung bình cộng của 5 mục nêu trên
Sau khi học xong chương II NITƠ – PHOTPHO, tiến hành kiểm tra 45 phút cá nhân. Chúng tôi lấy bài kiểm tra này để kiểm chứng sự tương đương của hai lớp.
Đề kiểm chứng gồm hai phần: Trắc nghiệm (5 điểm), Tự luận (5 điểm). Thực hiện 2 lần. (phụ lục)
Đối với bài kiểm tra sau tác động: Đo lường về mặt kiến thức và kĩ năng giải bài tập của HS có nội dung trong chương II: Nitơ – Photpho, bao gồm cả kiến thức thực tiễn đời sống.( phụ lục 5,6 )
Mô tả bài kiểm tra sau tác động về mục tiêu, chỉ kiểm tra về kiến thức HS đã học được và kĩ năng giải bài tập:
– Đánh giá hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua HTN.
– Rèn luyện tính trung thực, nghiêm túc.
– Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào vận dụng để làm bài tập.
Phương pháp thu thập dữ liệu.
Đo lường | Phương pháp |
1. Kiến thức và kỹ năng xử lí bài tập | Sử dụng các dạng bài tập khác nhau để kiểm tra |
Bảng 7. Phương pháp thu thập dữ liệu.
Độ tin cậy và độ giá trị.
Để tăng độ tin cậy, ở mỗi nhóm các em sẽ làm hai bài kiểm tra, dạng đề tương đương trong cùng một thời điểm. Dữ liệu đáng tin cậy, vì điểm số của hai lần kiểm tra là tương quan với nhau rất lớn, cụ thể nhóm thực nghiệm là 0,9289; nhóm đối chứng là 0,9073; tất cả đều nằm trong khoảng 0,9 – 1. (xem phụ lục 7).
Độ giá trị: là tính xác thực của các dữ liệu thu thập được, phản ánh trung thực kiến thức cần đo. Ở đây, khi xây dựng các câu hỏi chúng tôi đều tập trung vào đo năng lực hóa học và giải quyết các bài toán, kiến thức thực tế. Sau khi ra đề, chúng tôi tham khảo thêm ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm trong tổ chuyên môn để bổ sung, chỉnh sửa cho hợp lí.
Quy trình kiểm tra.
Chuẩn bị.
Tôi biên soạn 2 đề kiểm tra, dạng đề tương đương theo những kiến thức đã học trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11.
Chọn một ngày để học sinh cả hai nhóm tiến hành kiểm tra sau tác động cùng lúc. Gọi học sinh ngồi vào các vị trí đã được sắp xếp.
Tiến hành gác kiểm tra sau tác động.
Quy trình chấm kiểm tra.
Chấm theo thang điểm đã đề ra.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu và kết quả
Trong nghiên cứu, ứng với mỗi nhóm học sinh sẽ làm 1 bài kiểm tra dạng đề tương đương. Điểm số thu được từ mỗi nhóm tôi dùng điểm này làm cơ sở để phân tích và bàn luận trong nghiên cứu.
Kết quả điểm kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm:
Tham số | Áp dụng công thức trong phần mềm Excel | Kết quả |
Mốt | =Mode(F5:F19) | 7,25 |
Trung vị | =Median(F5:F19) | 8,5 |
Giá trị trung bình | =Average(F5:F19) | 8,27 |
Độ lệch chuẩn | =Stdev(F5:F19) | 1,37 |
Bảng 8. Kết quả các tham số thống kê của nhóm Thực nghiệm
(xem phụ lục )
Dựa vào kết quả ở bảng 8, đối với nhóm thực nghiệm cho ta kết luận rằng:
Giá trị mốt là: 7,25 ; nghĩa là giá trị này thu được nhiều nhất.
Điểm trung bình là: 8,27.
Độ lệch phân tán là: 1,37.
Kết quả điểm kiểm tra sau tác động của nhóm kiểm chứng:
Tham số | Áp dụng công thức trong phần mềm Excel | Kết quả |
Mốt | =Mode(M5:M19) | 6,75 |
Trung vị | =Median(M5:M19) | 6,75 |
Giá trị trung bình | =Average(M5:M19) | 7,07 |
Độ lệch chuẩn | =Stdev(M5:M19) | 1,43 |
Bảng 9. Kết quả các tham số thống kê của nhóm kiểm chứng
(xem phụ lục 6)
Dựa vào kết quả ở bảng 9, đối với nhóm thực nghiệm cho ta kết luận rằng:
Giá trị mốt là: 6,75 ; nghĩa là giá trị này thu được nhiều nhất.
Điểm trung bình là: 7,07.
Độ lệch phân tán là: 1,43.
Từ 2 bảng kết quả trên (bảng 8 và bảng 9) ta có thể thấy độ phân tán các điểm số xung quanh giá trị trung bình của nhóm đối chứng là lớn hơn độ phân tán của nhóm thực nghiệm. Nghĩa là các điểm số của nhóm thực nghiệm có biên độ dao động thấp (dao động xung quanh giá trị trung bình) hơn so với nhóm đối chứng.
Dựa vào các giá trị của mốt, trung vị, trung bình ta kết luận các điểm số có độ tập trung khá tốt.
b. So sánh dữ liệu
Nhóm Thực nghiệm | Nhóm Kiểm chứng | |
Điểm trung bình | 8,27 | 7,07 |
Độ lệch chuẩn | 1,37 | 1,43 |
Độ lệch giá trị trung bình của 2 nhóm | 1,2 | |
Giá trị p của phép kiểm chứng T-test | 0,013 | |
Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) | 0,84 | |
Mức độ ảnh hưởng | Lớn |
Bảng 10. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra của 02 nhóm sau tác động
(xem phụ lục 7)
Dựa vào bảng so sánh ta rút ra kết luận, độ lệch điểm trung bình của 02 nhóm do tác động HTN mà có không do yếu tố ngẫu nhiên, sự chênh lệch có ý nghĩa vì thông qua phép kiểm chứng độc lập T-test cho kết quả p = 0,013 < 0,05.
Từ bảng tiêu chí Cohen, SMD = 0,84 nằm trong khoảng từ 0,80 – 1,00; từ đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc có tổ chức DHHT nhóm đã giúp HS nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao hơn hẳn.
Giả thuyết của đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 đã giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực” đã được kiểm chứng.
Nhóm | Trước tác động | Sau tác động |
Thực nghiệm (11A) | 6,80 | 8,27 |
Kiểm chứng (11B) | 6,63 | 7,07 |
Bảng 11: So sánh điểm trung bình của 2 nhóm trước và sau tác động |
c. Liên hệ dữ liệu
Khi một nhóm duy nhất làm hai bài kiểm tra (đề lần 1 và đề lần 2 – dạng đề tương đương). Ta cần xem xét mối liên hệ dữ liệu điểm số giữa hai bài kiểm tra, ta sử dụng hệ số tương quan Pearson (r).
Nhóm | Công thức
trong Excel |
Hệ số tương quan (r) |
Thực nghiệm
11A |
=CORREL(D5:D19,E5:E19) | 0,9289 |
Đối chứng
11B |
=CORREL(K5:K19,L5:L19) | 0,9183 |
Bảng 12. Bảng tính hệ số tương quan Pearson (xem phụ lục 7).
Để kết luận về mức độ tương quan (giá trị r), ta sử dụng bảng Hopkins:
Giá trị r | Tương quan |
< 0,1 | Rất nhỏ |
0,1 – 0,3 | Nhỏ |
0,3 – 0,5 | Trung bình |
0,5 – 0,7 | Lớn |
0,7 – 0,9 | Rất lớn |
0,9 – 1 | Gần như hoàn toàn |
Bảng 13. Bảng Hopkins
Từ bảng 12, ta thấy hệ số tương quan Pearson (r) của nhóm thực nghiệm là 0,9289; của nhóm đối chứng là 0,9183. Như vậy, trong nhóm thực nghiệm, kết quả kiểm tra của đề lần 1 tương quan gần như hoàn toàn với kết quả kiểm tra của đề lần 2. Nhóm đối chứng, kết quả kiểm tra của đề lần 1 cũng
tương quan gần như hoàn toàn với kết quả kiểm tra của đề lần 2. Có nghĩa là với hai dạng đề tương đương thì học sinh ở mỗi nhóm làm tốt bài kiểm tra của đề này rất có khả năng làm tốt bài kiểm tra của đề kia.
2. Bàn luận
Điểm trung bình của 02 nhóm là: 8,27 (nhóm thực nghiệm) và 7,07 (nhóm kiểm chứng). Độ lệch là 1,2; điều này cho thấy điểm trung bình của hai nhóm khác nhau rõ rệt, nhóm thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Giá trị trung bình chuẩn có độ chênh lệch SMD = 0,84. Kết luận tác động đã thực hiện có mức độ ảnh hưởng đến kết quả rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test cho ta thấy p = 0,013 <0,05, điều này cho thấy do tác động mới có được độ lệch giá trị trung bính như vậy.
Hạn chế và hướng khắc phục:
Những khó khăn, trở ngại về phía học sinh: HS đã quen với cách dạy, cách học truyền thống: các em chỉ có nhiệm vụ tiếp thu kiến thức mà GV truyền thụ, sau đó sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được cho dưới dạng bài tập và áp dụng kiến thức vừa học để giải quyết chúng. Trong trường hợp học tập theo phương pháp HTN, HS sẽ phải tự xây dựng phương án giải quyết cho một vấn đề, tự lựa chọn tri thức và kết hợp chúng với nhau… Vậy ngay từ khi bắt đầu áp dụng phương pháp này vào quá trình DH, HS đã phải tự điều chỉnh thói quen học tập của mình.
Không chỉ có những khó khăn xuất phát từ thói quen học tập của HS, những khó khăn đến từ hiểu biết của HS về kiến thức hóa học, trước đây HS cho rằng kiến thức hóa học không mang tính thực tiễn, mơ hồ, dễ gây sự nhàm chán đối với môn học; khả năng phân tích, tổng hợp cũng là một trở ngại lớn cho việc giải quyết các vấn đề của HS
Những khó khăn, trở ngại về phía giáo viên: Liệu có thành công không khi tiến hành phương pháp DHHT vào thực tiễn lớp học? Theo tôi, yếu tố quan trọng nhất chính là người GV. Hơn thế nữa, những trở ngại của GV là những yếu tố chủ quan (xét trên tương quan với bản thân GV đó) nên dễ dàng khắc phục nếu bản thân người GV chấp nhận thay đổi. Vậy những trở ngại đó là gì? Khó khăn đến từ hiểu biết, kĩ năng của GV về công nghệ thông tin khó khăn, trở ngại có thể kể đến đầu tiên khi triển khai phương pháp DHHT trong chương trình giảng dạy là việc thiếu kinh nghiệm của GV và HS về lĩnh vực này mà nguyên nhân là từ quá trình đào tạo GV.
Hướng khắc phục:
Cần giúp học sinh chủ động tiếp cận và lĩnh hội kiến thức cho bản thân. Rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực HTN, góp phần lôi cuốn học sinh vào môn học, khắc sâu kiến thức nhiều lần nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
GV phải lựa chọn các vấn đề, chủ đề tốt (kết nối được với nội dung bài học, thu hút sự chú ý của HS, phù hợp với năng lực của HS) để thực hiện DHHT. Ngoài các đợt tập huấn của sở, GV cần phải tự tìm hiểu và bồi dưỡng khả năng DHHT trong các tiết học một cách hiệu quả và chính xác.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tóm tắt về các khái niệm liên quan đến DHHT và các cách thức triển khai DHHT trong DH. Chúng tôi cũng đã phân tích những lợi ích cũng như những khó khăn gặp phải khi vận dụng DHHT vào dạy học. Trên cơ sở những kết quả có được, chúng tôi sẽ xây dựng một tiến trình DH theo phương pháp DHHT có tính đến những khó khăn của HS.
2. Khuyến nghị
DHHT là phương pháp dạy mới và đem đến khả năng sáng tạo cho Hs, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian để tổ chức, nhà trường cần động viên khuyến khích giáo viên và tạo các khoảng thời gian hợp lí để GV tổ chức hoạt động cho HS.
Sở giáo dục duy trì mở các lớp tập huấn chuyên môn, các buổi hội thảo chuyên đề cho giáo viên nhằm tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Thường xuyên tổ chức tập huấn phương pháp giảng dạy cho giáo viên để nắm bắt kịp thời phương pháp mới hiệu quả.
Mỗi cá nhân GV phải luôn ý thức nỗ lực phấn đấu, cống hiến, trau dồi những phương pháp DH hiện đại, tích cực, kiến thức chuyên môn; luôn tìm tòi để mở rộng tầm nhìn chuyên môn.
Tạo điều kiện mở lớp học trải nghiệm cho học sinh nhằm kích thích niềm đam mê, hứng thú trong việc học.
Bài báo cáo này là kết quả nghiên cứu chủ quan của tôi đã thực hiện trong công tác giảng dạy, tôi đánh giá rằng khả năng áp dụng và tính thực tiễn của đề tài này rất cao.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện viết báo cáo không tránh khỏi thiếu sót kính mong quý thầy cô giáo góp ý để đề tài được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trong thực tế, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học của trường THPT Tây Sơn nói riêng và của cả tỉnh Bình Dương nói chung.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học, ngày 26 tháng 12 năm 2018.
- Sách giáo khoa Hóa học lớp 11, NXB giáo dục.
- Trịnh Văn Biều, Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hóa ở PTTH , Đại học Quốc gia TP.HCM.
- Trịnh Văn Biều, Dạy học hợp tác – một xu hướng mới của giáo dục thế kỉ XXI, bài viết đăng trên kỉ yếu hội nghị khoa học năm 2010, khoa Hóa học – trường ĐHSP TP. HCM
- Đặng Thị Oanh, Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
- Một số bài viết về Hứng thú học môn Hóa học trên mạng Internet.
- Tài liệu tập huấn: Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng, theo dự án Việt – Bỉ của Bộ Giáo dục & Đào tạo, năm 2010.
- Trần Thị Thanh Huyền; Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT; 2010.
- Lê Thị Duyên; Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh trong dạy học chương Sinh sản – Sinh học 11 THPT; 2014.
- https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-mo-phong-thiet-bi-tach-khi-ni-to-theo-chu-trinh-hap-phu-ap-suat-thay-doi-psa-bang-phan-mem-aspen-adsorption-28789.htm , tạp chí công thương).
VII. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kế hoạch nghiên cứu
Đề tài: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực”
Người nghiên cứu: Nguyễn Ngọc Kiều Ân
Tổ chức: Sở GD&ĐT Bình Dương – Trường THPT Tây Sơn.
Bước | Hoạt động | |||||||||
1. Hiện trạng |
HS cảm thấy lo lắng, tự ti khi phát biểu trước lớp; kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin thấp; HS không gắn kết hoặc chuyển đổi giữa những dữ kiện trong thực tế với kiến thức hóa học đã học nên không hiểu đề bài cho thông tin gì, đề bài đặt câu hỏi gì; HS không biết phải suy nghĩ như thế nào, thực hiện những thao tác gì khi gặp phải trở ngại hoặc không tìm được hướng giải quyết. – Trong SGK Hóa học 11, chương II : Nitơ – Photpho có nội dung gắn liền với thực tiễn; HS có khả năng tự tìm tòi và lĩnh hội kiến thức, phát huy tính tích cực, rèn luyện các kĩ năng xã hội như : giao tiếp, ngôn ngữ, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức…từ đó phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức bài học và kiến thức xã hội, nâng cao kết quả học tập. |
|||||||||
2. Giải pháp thay thế | Giúp học sinh có được khả năng tự lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm, tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng bộ chúng môn tôi đã. “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực” | |||||||||
3. Vấn đề nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu |
Vấn đề nghiên cứu
Việc “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 có giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực” không?. Giả thuyết nghiên cứu Có, “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương II: Nitơ – Photpho, Hóa học 11 đã giúp học sinh lớp 11A trường THPT Tây Sơn nâng cao kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực” |
|||||||||
4. Thiết kế | Tôi sử dụng thiết kế 4: Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên.
|
|||||||||
5. Đo lường | 1. Bài kiểm tra của học sinh.
2. Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra. 3. Kiểm chứng độ giá trị của bài kiểm tra. |
|||||||||
6. Phân tích dữ liệu | Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập và mức độ ảnh hưởng. | |||||||||
7. Kết quả | Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không?
Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào? |
Phụ lục 2: Kế hoạch bài dạy soạn theo chương trình mới
Chương 2: NITƠ – PHOTPHO
BÀI 7: NITƠ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được trạng thái tự nhiên của nitơ.
- Giải thích tính trơ của đơn chất nito ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết (kế thừa và phát triển từ liên kết hóa học 10).
- Trình bày được sự hoạt động của đơn chất nitơ ở nhiệt độ cao đối với hidro, oxi.
- Giải thích được các ứng dụng của đơn chất nitơ khí và lỏng trong sản xuất và trong hoạt động nghiên cứu (nghiên cứu mô phỏng thiết bị theo chu trình hấp phụ áp suất thay đổi bằng phần mềm Aspenadsorption.
2. Kĩ năng
– HS biết cách đọc, tìm hiểu, phân tích và tổng hợp kiến thức, rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin.
– Rèn luyện các kĩ năng xã hội: trao đổi thông tin, lắng nghe, trình bày…
– Rèn luyện các kĩ năng làm việc đồng đội: hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ cho nhau.
3. Thái độ:
– Rèn luyện ý thức làm vệc tập thể.
– Học sinh thể hiện sự hứng thú, muốn tìm hiểu bài.
– Thực hiện được sự hợp tác với giáo viên, với học sinh khác trong các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
– Vì nội dung bài học được HS báo cáo, nên GV cần lập các phương án hoạt động trước 1 tuần để HS có sự chuẩn bị tốt.
– GV giao việc, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, chia việc, hợp tác với nhau kiểm tra quá trình hoạt động nhóm của HS.
– GV thông báo cách thức chấm điểm cá nhân và điểm của nhóm sau bài báo cáo trên lớp.
2. Học sinh
– HS chuẩn bị kiến thức bài báo cáo theo hướng dẫn và yêu cầu của GV hay nhóm trưởng.
III. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
– Năng lực hợp tác nhóm
– Năng lực tự học
– Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
– Năng lực giao tiếp hóa học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV.
* Các năng lực chuyên biệt
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực thực hành hóa học
– Năng lực tính toán
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
– Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
IV. Phương pháp
– GV đặt vấn đề
– HS hợp tác nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV kết hợp với SGK để tự lĩnh hội kiến thức
V. Tiến trình dạy học
– HS thuyết trình
– Các nhóm còn lại phản biện, nhận xét.
– GV giải đáp thắc mắc của HS nếu có.
– GV chốt vấn đề.
– GV nhận xét.
- Đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa? Nếu chưa thì tại sao?
- Trong quá trình hoạt động của HS có vấn đề gì khó khăn hay không?
- Nhận xét tổng quan về HTN.
- Nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, chỉ rõ để HS thấy được vai trò hoạt động tích cực của cá nhân đã góp phần nâng cao kết quả của nhóm như thế nào. Tuyên dương các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thông qua HTN, đồng thời chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện của nhóm chưa đạt (nếu có).
- GV yêu cầu HS tự đánh giá mức độ hoàn thiện kĩ năng của mình trong quá trình HTN. GV cần nghe sự phản hồi từ phía HS về khó khăn và cảm xúc khi tham gia bài học với PPDH hợp tác nhóm nhỏ.
- Việc rút kinh nghiệm và nhận xét trong các tiết học đầu tiên làm quen với PPDH hợp tác nhóm nhỏ thường tốn nhiều thời gian vì HS chưa quen với PP, GV cần chỉ rõ để khắc phục.
VI. Gợi ý các yêu cầu cần đạt
– GV nêu nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt ở mỗi mục nội dung, HS thảo luận, phân công nhiệm vụ
Vị trí và cấu hình electron nguyên tử:
– Cấu hình electron nguyên tử.
– Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học.
– Sự hình thành phân tử Nitơ.
Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên:
– Trạng thái, màu sắc, mùi vị…
– Nhiệt độ hóa lỏng; khả năng duy trì sự cháy, sự hô hấp.
– Nêu trạng thái tự nhiên.
Tính chất hóa học:
– Khả năng hoạt động ở nhiệt độ thường, nhiệt độ cao (3000˚C).
– Giải thích tính chất hóa học của đơn chất Nitơ.
Ứng dụng: HS tự tìm hiểu các ứng dụng của Nitơ trong thực tế
Sau khi HS trình bày GV có thể hỏi một số câu hỏi sau:
1. Thành phần của không khí? Nếu xung quanh chúng ta chỉ có oxi thì liệu rằng sự sống có tồn tại?
2. Giải thích vì sao khi người thợ lặn xuống một độ sâu khá lớn thì sẽ cảm thấy mất cân bằng, cử động mất tự nhiên như say rượu?
3. Trong các viện bảo tàng, người ta thường dùng chất gì để bảo quản các vật dụng bằng gỗ, vải giấy?
4. Giải thích các ứng dụng của nitơ dựa vào những kiến thức đã học.
VII. Nội dung cốt lõi HS cần đạt được
Vị trí và cấu hình electron nguyên tử:
– Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p3.
– Vị trí: Ô số 7, chu kì 2, nhóm VA.
– Phân tử N gồm 2 ngtử N, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết ba bền vững.
– CTCT: N N
Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên: Tự học có hướng dẫn
Tính chất hóa học:
– Ở nhiệt thường N2 khá trơ về mặt hoá học.
– Ở to cao N2 trở nên hoạt động.
– Dựa vào số oxi hóa có thể có của Nitơ: -3; 0; +1; +2; +3; +4; +5 → N2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hoá.
Tính oxi hoá
a. Tác dụng với kim loại hoạt động tạo nitrua kim loại
0 to -3
3 Mg + N2 → Mg3N2
b. Tác dụng với Hidro
o -3
N2 + 3 H2 2 NH3
Tính khử
– Tác dụng với oxi: ở 3000˚C hoặc nhiệt độ của lò hồ quang điện.
O +2
N2 + O2 2NO
– NO dễ dàng kết hợp với O2 tạo NO2 (khí màu nâu đỏ)
2NO + O2 2NO2
IV. Trạng thái thiên nhiên: Tự học có hướng dẫn
V. Ứng dụng: Tự học có hướng dẫn
VI. Điều chế
a. Trong công nghiệp: Tự học có hướng dẫn
Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
b. Trong PTN:
NH4NO2 N2 + 2 H2O
NH4Cl + NaNO2NaCl + N2 + 2H2O
BÀI 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giải thích tính chất vật lí (tính tan), tính chất hóa học, viết phương trình hóa học minh họa của Amoniac.
- Trình bày được tính chất cơ bản của muối amoni, nhận biết ion amoni.
- Trình bày ứng dụng của muối amoni.
- Viết được các phản ứng hóa học ở dạng ion thu gọn.
- Thực hiện hoặc quan sát video thí nghiệm nhận biết amoni.
- Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrat cho đất từ mưa (kết hợp với bộ môn Sinh học, định hướng câu hỏi cho học sinh bằng gói câu hỏi: lúa chiêm là gì?, thường trồng ở mùa vụ nào? Lúa phát triển thì cần đạm như thế nào, ứng dụng giải thích câu Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Mang ý nghĩa hóa học gì?
2. Kĩ năng
– HS biết cách đọc, tìm hiểu, phân tích và tổng hợp kiến thức, rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin.
– Rèn luyện các kĩ năng xã hội: trao đổi thông tin, lắng nghe, trình bày…
– Rèn luyện các kĩ năng làm việc đồng đội: hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ cho nhau.
3. Thái độ:
– Rèn luyện ý thức làm vệc tập thể.
– Học sinh thể hiện sự hứng thú, muốn tìm hiểu bài.
– Thực hiện được sự hợp tác với giáo viên, với học sinh khác trong các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
– Vì nội dung bài học được HS báo cáo, nên GV cần lập các phương án hoạt động trước 1 tuần để HS có sự chuẩn bị tốt.
– GV giao việc, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, chia việc, hợp tác với nhau kiểm tra quá trình hoạt động nhóm của HS.
– GV thông báo cách thức chấm điểm cá nhân và điểm của nhóm sau bài báo cáo trên lớp.
2. Học sinh
– HS chuẩn bị kiến thức bài báo cáo theo hướng dẫn và yêu cầu của GV hay nhóm trưởng.
III. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
– Năng lực hợp tác nhóm
– Năng lực tự học
– Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
– Năng lực giao tiếp hóa học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV.
* Các năng lực chuyên biệt
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực thực hành hóa học
– Năng lực tính toán
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
– Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
IV. Phương pháp
– GV đặt vấn đề
– HS hợp tác nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV kết hợp với SGK để tự lĩnh hội kiến thức
V. Tiến trình dạy học
– HS thuyết trình
– Các nhóm còn lại phản biện, nhận xét.
– GV giải đáp thắc mắc của HS nếu có.
– GV chốt vấn đề.
– GV nhận xét.
- Đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa? Nếu chưa thì tại sao?
- Trong quá trình hoạt động của HS có vấn đề gì khó khăn hay không?
- Nhận xét tổng quan về HTN.
- Nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, chỉ rõ để HS thấy được vai trò hoạt động tích cực của cá nhân đã góp phần nâng cao kết quả của nhóm như thế nào. Tuyên dương các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thông qua HTN, đồng thời chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện của nhóm chưa đạt (nếu có).
- GV yêu cầu HS tự đánh giá mức độ hoàn thiện kĩ năng của mình trong quá trình HTN. GV cần nghe sự phản hồi từ phía HS về khó khăn và cảm xúc khi tham gia bài học với PPDH hợp tác nhóm nhỏ.
- Việc rút kinh nghiệm và nhận xét trong các tiết học đầu tiên làm quen với PPDH hợp tác nhóm nhỏ thường tốn nhiều thời gian vì HS chưa quen với PP, GV cần chỉ rõ để khắc phục.
VI. Gợi ý các yêu cầu cần đạt
– GV nêu nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt ở mỗi mục nội dung, HS thảo luận, phân công nhiệm vụ
Amoniac
Cấu tạo phân tử
– Sự hình thành phân tử Amoniac, biểu diễn bằng công thức cấu tạo.
Tính chất vật lí
– Trạng thái, màu sắc.
– Giải thích tính tan của phân tử Amoniac.
Tính chất hóa học
– Tính chất hóa học của Amoniac, chứng minh.
– Hiện tượng bốc khói trắng trong không khí ẩm của Amoniac.
Ứng dụng: HS tự tìm hiểu và trình bày
Điều chế
– Trình bày phương pháp điều chế, chú ý cân bằng chuyển dịch.
– Trong quá trình điều chế khí Amoniac thường có lẫn tạp chất gì? Cách xử lí như thế nào?
Muối amoni
Tính chất vật lí
Tính chất hóa học
– Trình bày cách nhận biết ion amoni.
- Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrat cho đất từ mưa (kết hợp với bộ môn Sinh học, định hướng câu hỏi cho học sinh bằng gói câu hỏi: lúa chiêm là gì?, thường trồng ở mùa vụ nào? Lúa phát triển thì cần đạm như thế nào, ứng dụng giải thích câu Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Mang ý nghĩa hóa học gì?
Sau khi HS trình bày, GV có thể hỏi một số câu hỏi sau:
1. Hoàn thành các phản ứng sau
2. Cây trồng cần những chất dinh dưỡng nào để sinh trưởng tốt?
3. Thực vật cần chất gì để tổng hợp protein và chất diệp lục.
VII. Nội dung cốt lõi HS cần đạt được
A. Amoniac
- Cấu tạo phân tử
Hình: Cấu tạo phân tử Amoniac
– Công thức phân tử: NH3
– Công thức electron: H::H, liên kết cộng hóa trị có cực.
- Tính chất vật lý
– Là chất khí không màu, mùi khai, xốc, nhẹ hơn không khí.
– Tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch có tính bazơ.
– Giải thích thí nghiệm thử tính tan của Amoniac và môi trường của dung dịch thu được: Do khí amoniac tan nhiều trong nước làm giảm áp suất trong bình nên nước bị hút vào trong bình cầu. Phenolphtalein làm dung dịch chuyển thành màu hồng, điều này chứng tỏ dung dịch trong bình cầu có tính bazơ.
- Tính chất hoá học
Tính bazơ yếu
Tác dụng với nước
NH3 + H2O NH4++ OH–
– Amoniac có tính bazơ yếu, làm quỳ tím hóa xanh.
Tác dụng với dung dịch muối
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Al3++3NH3+3H2O→Al(OH)3+ 3NH4+
Tác dụng với axit
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl
(không màu) (không màu) (khói trắng) giải thích hiện tượng bốc khói trắng trong không khí ẩm
Tính khử
4 NH3 + 3O2 2N2 + 6 H2O
- Ứng dụng
– Phân bón.
– Dùng làm thuốc tẩy.
– Trong ngành dệt may.
– Xử lý môi trường khí thải.
– Là chất chống khuẩn trong thực phẩm.
– Trong công nghiệp chế biến gỗ
- Điều chế
Trong phòng thí nghiệm
2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2+2NH3↑ + 2H2O
– Trong quá trình điều chế thu được khí Amoniac không tinh khiết, có lẫn hơi nước. Cách xử lí: cho khí NH3 có lẫn hơi nước qua bình vôi sống CaO.
Trong công nghiệp
to, P
N2 (k) + 3H2 (k) 2 NH3 (k), H < 0
Xt
B. Muối amoni
– Muối amoni là chất tinh thể ion gồm cation amoni NH4+ và anion gốc axit.
Ví dụ: NH4Cl, NH4NO3
- Tính chất vật lý
Tất cả các muối ammoni đều dễ tan trong nước và khi tan điện ly hoàn toàn thành các ion. Ion amoni không có màu.
- Tính chất hoá học
Tác dụng với dung dịch kiềm
(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O.
Phương trình ion thu gọn: NH4+ + OH– → NH3 + H2O
→ Phản ứng dùng để nhận biết ion amoni; hiện tượng sủi bọt khí mùi khai.
Phản ứng nhiệt phân
– Muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hoá: (HCl,H2CO3) → NH3
NH4Cl (r) NH3 (k) + HCl (k).
(NH4)2CO3 (r) NH3 (k) + NH4HCO3(r).
NH4HCO3(r)NH3(k) + CO2(k) + H2O
– Muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hoá: (HNO2, HNO3) →N2, N2O
NH4NO2 N2 + 2H2O
NH4NO3 N2O + 2H2O
BÀI 9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid.
– Nêu được cấu tạo của HNO3, tính acit, tính oxi hoá mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của HNO3.
– Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hoá (eutrophication)
2. Kĩ năng
– HS biết cách đọc, tìm hiểu, phân tích và tổng hợp kiến thức, rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin.
– Rèn luyện các kĩ năng xã hội: trao đổi thông tin, lắng nghe, trình bày…
– Rèn luyện các kĩ năng làm việc đồng đội: hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ cho nhau.
3. Thái độ:
– Rèn luyện ý thức làm vệc tập thể.
– Học sinh thể hiện sự hứng thú, muốn tìm hiểu bài.
– Thực hiện được sự hợp tác với giáo viên, với học sinh khác trong các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
– Vì nội dung bài học được HS báo cáo, nên GV cần lập các phương án hoạt động trước 1 tuần để HS có sự chuẩn bị tốt.
– GV giao việc, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, chia việc, hợp tác với nhau kiểm tra quá trình hoạt động nhóm của HS.
– GV thông báo cách thức chấm điểm cá nhân và điểm của nhóm sau bài báo cáo trên lớp.
2. Học sinh
– HS chuẩn bị kiến thức bài báo cáo theo hướng dẫn và yêu cầu của GV hay nhóm trưởng.
III. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
– Năng lực hợp tác nhóm
– Năng lực tự học
– Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
– Năng lực giao tiếp hóa học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV.
* Các năng lực chuyên biệt
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực thực hành hóa học
– Năng lực tính toán
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
– Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
IV. Phương pháp
– GV đặt vấn đề
– HS hợp tác nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV kết hợp với SGK để tự lĩnh hội kiến thức
V. Tiến trình dạy học
– HS thuyết trình
– Các nhóm còn lại phản biện, nhận xét.
– GV giải đáp thắc mắc của HS nếu có.
– GV chốt vấn đề.
– GV nhận xét.
- Đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa? Nếu chưa thì tại sao?
- Trong quá trình hoạt động của HS có vấn đề gì khó khăn hay không?
- Nhận xét tổng quan về HTN.
- Nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, chỉ rõ để HS thấy được vai trò hoạt động tích cực của cá nhân đã góp phần nâng cao kết quả của nhóm như thế nào. Tuyên dương các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thông qua HTN, đồng thời chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện của nhóm chưa đạt (nếu có).
- GV yêu cầu HS tự đánh giá mức độ hoàn thiện kĩ năng của mình trong quá trình HTN. GV cần nghe sự phản hồi từ phía HS về khó khăn và cảm xúc khi tham gia bài học với PPDH hợp tác nhóm nhỏ.
- Việc rút kinh nghiệm và nhận xét trong các tiết học đầu tiên làm quen với PPDH hợp tác nhóm nhỏ thường tốn nhiều thời gian vì HS chưa quen với PP, GV cần chỉ rõ để khắc phục.
VI. Gợi ý các yêu cầu cần đạt
– GV nêu nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt ở mỗi mục nội dung, HS thảo luận, phân công nhiệm vụ
A. Axit nitric
Cấu tạo phân tử: Trình bày cấu tạo của phân tử
Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, độ bền, độ tan.
Tính chất hóa học: Trình bày tính chất hóa học và thực hiện thí nghiệm chứng minh.
Ứng dụng
Quy trình và phương pháp sản xuất
Giải thích: Nguyên nhân gây mưa axit, tác hại của mưa axit?
VII. Nội dung cốt lõi HS cần đạt được
A. Axit nitric
- Cấu tạo phân tử
Công thức cấu tạo:
Công thức phân tử: HNO3. Trong phân tử N có số oxi hóa +5, cao nhất.
- Tính chất vật lí: SGK
- Tính chất hóa học
Tính axit mạnh
– Quỳ tím hoá đỏ
– Tác dụng với oxít bazơ, bazơ, muối của các axít yếu → muối nitrat.
2 HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
2HNO3 +Ca(OH)2→ Ca(NO3)2+2H2O
2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Tính oxi hoá
Tác dụng với kim loại
– Oxi hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt).
0 +5 +2 +2
3Cu +8HNO3(l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0 +5 +2 +4
Cu + 4HNO3đ → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
– Fe, Al, Cr thụ động hoá với HNO3 đặc, nguội; dùng bình thép để vận chuyển axit.
Tác dụng với phi kim
Khi đun nóng, HNO3 đặc có thể oxi hóa được các phi kim C,S,P,… → NO2
+ 4HO3 → O2 + 4O2 + 2H2O
+ 6HO3 → H2O4 + 6O2+ 2H2O
Tác dụng với hợp chất: HNO3 đặc oxi hoá nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ
O + 4HO3 → (NO3)3 + O2 + 2H2O
– Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông….bị phá huỷ khi tiếp xúc HNO3 đặc
- Ứng dụng: SGK
- Điều chế
Trong PTN
NaNO3 + H2SO4(đ) HNO3 + NaHSO4
Trong CN
Sản xuất HNO3 từ NH3, không khí: Gồm 3 giai đoạn
– Oxi hoá khí NH3 bằng oxi kk thành NO:
4H3+ 5O24O +6H2O H < 0
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 (Dung dịch HNO3 có nồng độ 52 – 68 %)
→ Để HNO3 có nồng độ cao hơn: Chưng cất với H2SO4 đậm đặc.
B. Muối nitrat:
- Tính chất của muối nitrat
Tính chất vật lí: Tất cả các muối nitrat đều tan trong nước và là chất điện li mạnh.
Ca(NO3)2 → Ca 2+ + 2NO3–
KNO3 → K+ + NO3–
Tính chất hoá học: Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy, sản phẩm phụ thuộc vào bản chất của cation kim loại:
Kim loại đứng trước Mg muối nitrit (NO2–) + O2
2KNO3 2KNO2 + O2
Kim loại từ Mg đến Cu Oxit kim loại (R2Ox) + NO2 + O2
2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2
Kim loại sau Cu Kim loại R + NO2 + O2
2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
Ứng dụng muối nitrat: chủ yếu làm phân bón hóa học
Mưa axit do các oxit của Nitơ gây ra. Tác hại của mưa axit
- Các sinh vật thủy sinh bị chết. Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.
- Nước mưa ngấm xuống đất làm tăng độ chua của đất, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây)… làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị “cháy” lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.
- Ăn mòn công trình, tượng điêu khắc, phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,… làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng.
- Gây ra các bệnh cho con người về đường hô hấp như: ho gà, suyễn, nhức đầu…
- Các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong khí quyển sẽ làm hạn chế tầm nhìn. Các sương mù axit làm ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng mặt trời. Ở Bắc cực, nó đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Địa y, do đó ảnh hưởng đến quần thể tuần lộc và nai tuyết – loại động vật ăn Địa y.
BÀI 10: PHOTPHO
(Bài này GV cân nhắc phân công cho nhóm của thành phần HS trung bình nhiều, thực hiện báo cáo sản phẩm đầu tiên do nội dung khá đơn giản và ngắn, tạo điều kiện cho các nhóm còn lại có thời gian làm bài)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Phát biểu được trạng thái tự nhiên của Photpho.
- Trình bày được sự tính chất hóa học của Photpho.
- Trình bày được các dạng thù hình và tính chất vật lí của Photpho.
- Nêu được vị trí của Photpho trong bảng tuần hoàn.
2. Kĩ năng
– HS biết cách đọc, tìm hiểu, phân tích và tổng hợp kiến thức, rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin.
– Rèn luyện các kĩ năng xã hội: trao đổi thông tin, lắng nghe, trình bày…
– Rèn luyện các kĩ năng làm việc đồng đội: hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ cho nhau.
3. Thái độ:
– Rèn luyện ý thức làm vệc tập thể.
– Học sinh thể hiện sự hứng thú, muốn tìm hiểu bài.
– Thực hiện được sự hợp tác với giáo viên, với học sinh khác trong các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
– Vì nội dung bài học được HS báo cáo, nên GV cần lập các phương án hoạt động trước 1 tuần để HS có sự chuẩn bị tốt.
– GV giao việc, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, chia việc, hợp tác với nhau kiểm tra quá trình hoạt động nhóm của HS.
– GV thông báo cách thức chấm điểm cá nhân và điểm của nhóm sau bài báo cáo trên lớp.
2. Học sinh
– HS chuẩn bị kiến thức bài báo cáo theo hướng dẫn và yêu cầu của GV hay nhóm trưởng.
III. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
– Năng lực hợp tác nhóm
– Năng lực tự học
– Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
– Năng lực giao tiếp hóa học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV.
* Các năng lực chuyên biệt
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực thực hành hóa học
– Năng lực tính toán
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
– Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
IV. Phương pháp
– GV đặt vấn đề
– HS hợp tác nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV kết hợp với SGK để tự lĩnh hội kiến thức
V. Tiến trình dạy học
– HS thuyết trình
– Các nhóm còn lại phản biện, nhận xét.
– GV giải đáp thắc mắc của HS nếu có.
– GV chốt vấn đề.
– GV nhận xét.
- Đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa? Nếu chưa thì tại sao?
- Trong quá trình hoạt động của HS có vấn đề gì khó khăn hay không?
- Nhận xét tổng quan về HTN.
- Nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, chỉ rõ để HS thấy được vai trò hoạt động tích cực của cá nhân đã góp phần nâng cao kết quả của nhóm như thế nào. Tuyên dương các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thông qua HTN, đồng thời chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện của nhóm chưa đạt (nếu có).
- GV yêu cầu HS tự đánh giá mức độ hoàn thiện kĩ năng của mình trong quá trình HTN. GV cần nghe sự phản hồi từ phía HS về khó khăn và cảm xúc khi tham gia bài học với PPDH hợp tác nhóm nhỏ.
- Việc rút kinh nghiệm và nhận xét trong các tiết học đầu tiên làm quen với PPDH hợp tác nhóm nhỏ thường tốn nhiều thời gian vì HS chưa quen với PP, GV cần chỉ rõ để khắc phục.
VI. Gợi ý các yêu cầu cần đạt
– GV nêu nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt ở mỗi mục nội dung, HS thảo luận, phân công nhiệm vụ
- Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
P: 1s22p63s23p3
Vị trí: ô số 15, chu kỳ 3, nhóm VA.
Photpho có hoá trị III hoặc V
- Tính chất vật lí
Photpho trắng
– Photpho trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng, không tan trong nước.
– Dễ nóng chảy, bốc cháy ở 40oC.
– Photpho trắng rất độc, có hiện tượng phát quang trong bóng tối.
Photpho đỏ
– Photpho đỏ là chất bột màu đỏ, dễ hút ẩm và chảy rữabền trong không khí ở nhiệt độ thường.
- Tính chất hóa học
Tính oxi hoá
-3
0
2P + 3Ca Ca3P2
Canxi photphua
0
-3
P + 3Na Na3P
natri photphua
-3
0
2P + 3H2 2PH3 (photphin)
Tính khử
+3
0
4P + 3O2 2P2O3
điphotpho trioxit
+5
4P + 5O2 2P2O5
điphotpho pentaoxit
- Ứng dụng
– Photpho phần lớn được sử dụng làm diêm, phân lân, thuốc bào vệ thực vật.
– Dùng vào mục đích quân sự.
- Trạng thái tự nhiên
– Photpho tồn tại ở dạng hợp chất chủ yếu là photphorit và apatit.
- Sản xuất
Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C 3CaSiO3 + 5CO + 2P
Phụ lục 3: Tiêu chí đánh giá HTN
1. Về sản phẩm: Bảng tiêu chí đánh giá nhóm của GV
NỘI DUNG | NHẬN XÉT | DƯỚI MỨC ĐẠT
(<5) |
ĐẠT
(5<…<7) |
TRÊN MỨC ĐẠT
(7<……<10) |
Dữ liệu và nội dung | Dữ liệu có đầy đủ không? có đúng chỉ đề không? cách trình bày các dữ liệu có phù hợp không? | |||
Giải thích | Cách trình bày, giải thích, ngôn ngữ như thế nào? Sử dụng ngôn ngữ hoá học chính xác hay không? | |||
Trình bày | Cách trình bày , phân bố nội dung, sự thể hiện của người trình bày như thế nào, có lôi cuốn hấp dẫn không? | |||
Tổ chức | Có phân công nhiệm vụ rõ hay không? Đúng với từng người chưa? | |||
Hiểu | Phải nắm rõ được nội dung nhóm trình bày, phải hiểu và trả lời được những câu hỏi được nêu ra. | |||
Tính sáng tạo | Phụ thuộc nhiều vào chủ đề của nhóm, cần sáng tạo trong sản phẩm. | |||
Tư duy tích cực | ||||
Làm việc nhóm | Có là việc nhóm hay phần ai người ấy làm, không quan tâm các thành viên khác? | |||
Ứng dụng ICT | Các công cụ ICT. | |||
Hình thức của sản phẩm | Font chữ, màu sắc, hình ảnh có hài hòa, đa dạng và thẩm mĩ không? | |||
Tổng điểm | …………/100đ |
Bảng phụ đánh giá báo cáo
Tiêu chí | Mức độ | |||
4 | 3 | 2 | 1 | |
Trình bày sản phẩm | Giới thiệu được sản phẩm. Người trình bày lưu loát, trôi chảy, chuyên nghiệp. Phản biện tốt. Chuẩn bị tài liệu tốt. | Giới thiệu được sản phẩm. Người trình bày lưu loát, trôi chảy, chưa chuyên nghiệp. Phản biện tốt.
Chuẩn bị tài liệu tốt. |
Giới thiệu được sản phẩm. Người trình bày lưu loát, trôi chảy, không chuyên nghiệp. Phản biện chưa tốt.
Chuẩn bị tài liệu chưa tốt. |
Giới thiệu được sản phẩm. Người trình bày chưa lưu loát, trôi chảy, không chuyên nghiệp. Phản biện không tốt.
Không chuẩn bị tài liệu. |
Tài liệu tham khảo. | Nguồn dồi dào, phong phú, độ tin cậy cao. | Nguồn hạn chế, độ tin cậy cao. | Nguồn dồi dào, phong phú, độ tin cậy không cao. | Nguồn hạn chế, độ tin cậy không cao. |
Chính tả | Không sai lỗi nào. | Sai khoảng 10% lượng bài. | Sai khoảng 20% lượng bài. | Sai khoảng 30% lượng bài. |
Hình thức trình bày hồ sơ(tranh ảnh, video) | Đẹp mắt, phong phú, đáp ứng đầy đủ nội dung. | Đẹp mắt, phong phú,đáp ứng không đầy đủ nội dung. | Không đẹp mắt, đáp ứng nội dung. | Hình ảnh, video hạn chế, đáp ứng không đầy đủ nội dung. |
Tính phù hợp, hiệu quả | Vấn đề đang nóng hiện nay, phù hợp với thực tế, hiệu quả cao. | Vấn đề đang nóng hiện nay, hiệu quả cao nhưng chưa phù hợp với khả năng. | Vấn đề hay, nhưng không phù phải là vấn đề nóng. Chưa phù hợp thực tế. | Vấn đề đang là vấn đề nóng nhưng hiệu quả không cao. Không phù hợp với khả năng |
Hợp tác nhóm (ý thức làm việc) | Hợp tác tốt, ý thức trách nhiệm cao. Các thành viên quan tâm lẫn nhau. Tất cả thành viên luôn sẵn sàng tiên phong cho việc chung. | Hợp tác tốt, ý thức trách nhiệm cao. Các thành viên chưa quan tâm lẫn nhau. Đa số thành viên sẵn sàng tiên phong cho việc chung. | Hợp tác chưa tốt, có ý thức trách nhiệm nhưng không cao. Các thành viên chưa quan tâm lẫn nhau. Một số thành viên nhiệt tình cho việc chung. | Hợp tác chưa tốt, không có ý thức trách nhiệm. Các thành viên ít quan tâm lẫn nhau. Thành viên không nhiệt tình cho những việc chung. |
Tinh thần học hỏi (quan hệ giao tiếp) |
Các thành viên luôn biết tôn trọng, lắng nghe. Biết đưa ra ý kiến riêng của mình, mang tính khoa học. Dự đoán những tình huống khác nhau có thể xảy ra. Làm việc theo kế hoạch đã vạch. Quyết tâm thực hiện công việc. | Các thành viên biết tôn trọng, lắng nghe. Biết đưa ra ý kiến riêng của mình, mang tính khoa học chưa cao. Dự đoán những tình huống khác nhau có thể xảy ra. Làm việc theo kế hoạch đã vạch. Quyết tâm thực hiện công việc. | Các thành viên luôn biết tôn trọng, lắng nghe. Biết đưa ra ý kiến riêng của mình, không mang tính khoa học. Dự đoán những tình huống khác nhau có thể xảy ra. Làm việc không theo kế hoạch đã vạch. Quyết tâm thực hiện công việc. | Các thành viên luôn biết tôn trọng, lắng nghe. Không đưa ra ý kiến riêng của mình. Chưa dự đoán những tình huống khác nhau có thể xảy ra. Làm việc không theo kế hoạch đã vạch. Quyết tâm thực hiện công việc. |
Phụ lục 4: Sản phẩm trình bày của HS
Biên bản của thư kí nhóm
BÀI 9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT
Người thuyết trình : Phan Thị Lan Anh
Trình chiếu powpoint: Đoàn Anh Kiệt
Thư ký nhóm: Nguyễn Tuyết Mai
Câu hỏi ngoài/ đánh giá từ bạn nhóm khác:
- Nguyễn Thị Thúy Vy: sửa lỗi phần pp tính oxh của a.nitric (ct tổng quát) (nhóm đã sửa lại)
- Cô Ân:
- Sửa lỗi bài pp: axit nitric có loại thường dùng là HNO3, axit nitric là một trong các axit mạnh nhất.
- ảnh của axit nitric là lọ có màu vàng chứ không trắng y hình, câu hỏi : vì sao để lọ hno3 ngoài ánh sáng có màu vàng ? ( Như Phương đã trả lời)
- Phần tác dụng với phi kim: chú ý chưa chắc tạo ra NO2 nâu đỏ, tạo ra khí gì không màu hóa nâu đỏ trong không khí ( câu này có bạn Như Phương đã trả lời)
- Phần tác dụng với hợp chất: Cân bằng phương trình còn sai, bổ sung thêm nhôm dưới phần tổng quát, bổ sung thêm : hợp chất chưa có số oxh cao nhất + HNO3 đẩy lên hóa trị cao nhất, hc có số oxh cao nhất, không tạo sp khử. Al, Fe,Cr thụ động hóa trong phản ứng với HNO3đn
- Bài tập cuối bài còn dễ, hơi ít
- Thuyết trình tự tin nhưng một số chỗ còn sai sót
Giơ tay trả lời câu hỏi trong quá trình bài thuyết trình của nhóm
- Nguyễn Như Phương : Trả lời 2 câu hỏi của cô, giơ tay phát biểu nhiều lần trong bài, lên bảng 2 lần
- Đoàn Anh Kiệt : giơ tay phát biểu 2 lần, lên bảng 1 lần
- Có tương tác + giơ tay + phát biểu ít nhất 1 lần với nhóm: Thu Trang, Trường Thịnh, Tuyết Mai, An Nhi, Diệu Liên, Anh Thư, Thanh Ngân, Thanh Thùy, Linh, Hà My, Hoa, Thúy Vy, Thúy Lan, Thái Bình,…
THƯ KÍ NHÓM 3:
Bảng đánh giá cá nhân của HS
Các thành viên trong nhóm tham gia tích cực có đóng góp cụ thể vào hoạt động của nhóm, HS tự đánh giá các thành viên trong nhóm
STT | Tên | Công việc làm | Mức độ hoàn thành, thái độ | Điểm |
Bảng đánh giá làm việc nhóm của nhóm 1
STT | Tên | Công việc làm(bài 7) | Mức độ hoàn thành | Điểm |
1 | Vương Lê Phương Thùy | VI/ Điều chế. Chỉnh sửa PP | Hoàn thành tốt công việc được giao | 8,0 |
2 | Lê Thái Bình | III. Thư kí. Chỉnh sửa PP Tìm câu hỏi | Công việc hoàn thành có ý thức với trách nhiệm của mình | 7.0 |
3 | Trần Thị Huyền | IV/ Ứng dụng. Tìm hình ảnh. Thuyết trình | Hoàn thành công việc được giao nhanh chóng | 8,0 |
4 | Nguyễn Thị Thanh Ngân | V/ Trạng thái… Thuyết trình. Phân công.nhập nội dung vào bài thuyết trình | Hoàn thành công việc tốt | 7,0 |
5 | Ngô Thị Thúy Lan | III/1Tính oxi hóa (b.td với kl) | Cần đọc kĩ yêu cầu được giao không cần làm hết cả bài | 7,0 |
6 | Nguyễn Danh Thụy Yến Vy | I.Vị trí… | Làm việc nhóm còn quá yếu. Chưa hoàn thành xuất sắc công việc được giao | 6,0 |
7 | Trương Văn Hiền | III/ 1. Tính oxi hóa (a.td kl) | Hoàn thành công việc được giao | 7,0 |
8 | Đinh Văn Khoa | III/ 2. tính khử | Gần đến hạn chọn mới nộp | 6,0 |
9 | Nguyễn Thị Thanh Nguyên | II.Tính chất vật lí | Hoàn thành công việc nhanh và đúng nhất | 7,0 |
Ưu điểm | Nhược điểm |
Vương Lê Phương Thùy | Tương tác tốt. Chịu khó thức khuya dậy sớm vì bài của nhóm. Nhiệt tình | |
Lê Thái Bình | Tương tác tốt. Biết tìm hình ảnh bắt mắt. Tìm câu hỏi. Nhiệt tình | |
Trần Thị Huyền | Tương tác tốt. Tìm câu hỏi hình ảnh cho bài. Nhiệt tình | |
Nguyễn Thị Thanh Ngân | Bình thường. Phân công việc | |
Nguyễn Thị Thanh Nguyên | Vừa giao bài 10 phút sau nộp bài | |
Nguyễn Danh Thụy Yến Vy | Bình thường | Khi làm việc nhóm còn hơi rụt rè,chưa mạnh dạn, cần cố gắng hơn. Cần tương tác với bạn bè nhiều hơn |
Trương Văn Hiền | Bình thường | Cần tương tác với bạn bè nhiều hơn. Nên hòa vào đám đông không nên vì lợi ích cá nhân |
Đinh Văn Khoa | Bình thường | |
Ngô Thị Thúy Lan | Bình thường. Phân làm 1 phần nhưng làm cả bài. |
Những bạn tương tác với nhóm Hoa,Kiệt,Vân,T.Thùy,Nhi,Trang,Hải,Thúy Vy,Nguyên, Xuân Bình, Trọng.
Nhận xét về nhóm: Liên(tính khử ở nhiệt độ 3000)
Kiệt (trình bày)
Thùy (font chữ)
Hoa (trình bày).
BÀI BÁO CÁO NHẬN XÉT CÁ NHÂN NHÓM 4 BÀI 8
- Việc phân công
STT | Tên thành viên | Nội dung phân công |
1 | Lương Thị Anh Thư | Người phân công nhiệm vụ cho thành viên
Soạn nội dung PowerPoint thuyết trình Thuyết trình Soạn nội dung thuyết trình (tờ giấy) |
2 | Ngô Vũ Diệu Liên | A – AMONIAC I. Cấu tạo phân tử
Thuyết trình |
3 | Nguyễn Đức Trọng | A – AMONIAC II. Tính chất vật lí |
4 | Đào Thị Ngọc Hoa | A – AMONIAC III. Tính chất hóa học 1) Tính Bazơ yếu |
5 | Nguyễn Hoài An | A – AMONIAC IV. Ứng dụng |
6 | Nguyễn Huỳnh Thùy Linh | A – AMONIAC V. Điều chế
A – AMONIAC III. Tính chất hóa học 2) Tính khử Soạn nội dung thuyết trình (tờ giấy) |
7 | Nguyễn Trung Kiên | B – MUỐI AMONI I. Tính chất vật lí
Ba câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ |
8 | Ngô Nguyễn Hạnh Phúc | B – MUỐI AMONI II. Tính chất hóa học |
9 | Lê Thị Thu Hà | Phần trò chơi ô chữ (tự soạn PowerPoint phần trò chơi) |
- Mức độ hoàn thành
STT | Tên thành viên | Mức độ hoàn thành |
1 | Lương Thị Anh Thư |
|
2 | Ngô Vũ Diệu Liên |
|
3 | Nguyễn Đức Trọng |
|
4 | Đào Thị Ngọc Hoa |
|
5 | Nguyễn Hoài An |
|
6 | Nguyễn Huỳnh Thùy Linh |
|
7 | Nguyễn Trung Kiên |
|
8 | Ngô Nguyễn Hạnh Phúc |
|
9 | Lê Thị Thu Hà |
|
- Thái độ
STT | Tên thành viên | Thái độ |
1 | Lương Thị Anh Thư |
|
2 | Ngô Vũ Diệu Liên |
|
3 | Nguyễn Đức Trọng |
|
4 | Đào Thị Ngọc Hoa |
|
5 | Nguyễn Hoài An |
|
6 | Nguyễn Huỳnh Thùy Linh |
|
7 | Nguyễn Trung Kiên |
|
8 | Ngô Nguyễn Hạnh Phúc |
|
9 | Lê Thị Thu Hà |
|
- Điểm
STT | Tên thành viên | Điểm |
1 | Lương Thị Anh Thư | 8/10 |
2 | Ngô Vũ Diệu Liên | 7/10 |
3 | Nguyễn Đức Trọng | 7/10 |
4 | Đào Thị Ngọc Hoa | 6/10 |
5 | Nguyễn Hoài An | 7/10 |
6 | Nguyễn Huỳnh Thùy Linh | 8/10 |
7 | Nguyễn Trung Kiên | 8/10 |
8 | Ngô Nguyễn Hạnh Phúc | 8/10 |
9 | Lê Thị Thu Hà | 8.5/10 |
- Những người tương tác trong buổi thuyết trình
STT | Tên người tương tác |
1 | Ngô Nguyễn Hạnh Phúc |
2 | Nguyễn Hoài An |
3 | Nguyễn Trường Thịnh |
4 | Lê Thị Ngọc Điệp |
5 | Nguyễn Như Phương |
6 | Nguyễn Thị Thanh Ngân |
7 | Trương Văn Hiền (nhận xét) |
8 | Lê Ngọc Hà My |
9 | Phan Thị Lan Anh |
10 | Nguyễn Thị Thanh Nguyên |
Phụ lục 5: BÀI KIỂM TRA CỦA HS SAU TÁC ĐỘNG
(có minh chứng)
Phụ lục 6: đề kiểm tra 15’ trước tác động
TRƯỜNG THPT TÂY SƠN
LỚP:
HỌ TÊN:
KIỂM TRA 15 PHÚT CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI
HÓA HỌC 11
Câu 1 : Chất nào sau đây dẫn được điện?
A. Dung dịch muối ăn. B. Dung dịch glucozơ.
C. KCl rắn, khan. D. NaOH rắn khan.
Câu 2 : Cho các chất sau: SO2, C6H6 , C2H6, Ca(HCO3)2, H2SO4, NaClO, Mg(OH)2. Số chất hòa tan vào trong nước tạo thành chất điện li là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 3 : Chất nào là chất điện li mạnh trong các chất sau:
A. Al(OH)3. B. NaCl. C. CH3COOH. D. HClO.
Câu 4 : Muối nào sau đây là muối axit?
A. Na2CO3. B. CH3COONa. C. NaClO. D. NaHSO4.
Câu 5 : Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
A. NaClO và AlCl3. B. NaOH và KCl. C. KNO3 và HCl. D. Ba(OH)2 và AlCl3.
Câu 6 : Hòa tan muối FeSO4 vào nước được dung dịch chất điện li. Dung dịch này chứa các ion:
A. Fe3+ và SO42-. B. Fe3+ và S2-. C. Fe2+ và SO42-. D. Fe2+ và S2-.
Câu 7 : Chất dùng để phân biệt 3 muối: NaCl; NaNO3 và Na3PO4 là:
A. quỳ tím. B. dd NaOH. C. HCl. D. dd AgNO3.
Câu 8 : Dung dịch NaOH 0,01M có giá trị pH là:
A. 2 B. 1 C. 13 D. 12
Câu 9 : Dung dịch nào sau đây có giá trị pH > 7?
A. NaNO2. B. NaCl. C. NaHSO4. D. Fe(NO3)3.
Câu 10 : Có 4 dung dịch riêng biệt: Na2CO3, Na2SO4, NaNO3, BaCl2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì có thể nhận biết được mấy chất?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11 : Muối nào sau đây khi thuỷ phân tạo dung dịch có pH<7 ?
A. CaCl2. B. CH3COONa. C. NaCl. D. NH4Cl.
Câu 12 : Trong dung dịch Fe2(SO4)3 loãng có chứa 0,45 mol SO42- thì trong dung dịch có chứa:
A. 0,45 mol Fe2(SO4)3. B. 0,225 mol Fe3+.
C. 0,15 mol Fe2(SO4)3. D. 0,9 mol Fe3+.
Câu 13: Nồng độ ion H+ trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,25M là (coi như H2SO4 là chất điện li hoàn toàn):
A. [H+] = 0,25M. B. [H+] = 0,05M. C. [H+] = 0,1M. D. [H+] = 0,5M.
Câu 14: Dung dịch nào sau đây không dẫn đươc điện :
A. Dung dịch CH3COOH B. Dung dịch Ca(NO3)2
C. Dung dịch ancol etilic trong nước D. Dung dịch NaOH
Câu 15: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh :
A. NaCl, Al(NO3)3, Ca(OH)2 B. NaCl, Al(NO3)3, H2S
C. KCl, Ca(NO3)2, CH3COOH D. Cu(NO3)2, Ba(OH)2 , Mg(OH)2
Câu 16: Chọn ion đồng thời tồn tại trong một một dung dịch :
A. Mg2+, SO42-, Ba2+, Cl– B. H+ , Cl–, Al3+, Na+
C. S2+, Fe2+, Cu2+, Cl–. D. Fe3+, OH–, Cl–, Ba2+
Câu 17: Hidroxit nào sau đây không có tính lưỡng tính :
A. Zn(OH)2 B. Al(OH)3 C. Ba(OH)2 D. Be(OH)2
Câu 18: Cho 100ml dung dịch HCl 0,1M tác dụng với 100ml dung dịch NaOH thu được dung dịch có pH = 12. Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là :
A. 0,12 M B. 0,18M C. 0,15M D. 0,2M
Câu 19: Cho 50 ml dung dịch HCl 0,12M vào 50 ml dung dịch NaOH 0,1M. pH của dung dịch sau phản ứng là :
A. 2 B. 7 C. 1 D. 10
Câu 20: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl– và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,01 và 0,03. B. 0,02 và 0,05. C. 0,05 và 0,01. D. 0,03 và 0,02.
ĐÁP ÁN
1.A | 2.A | 3.B | 4.D | 5.C | 6.C | 7.D | 8.A | 9.A | 10.D |
11.D | 12.C | 13.D | 14.C | 15.A | 16.B | 17.C | 18.A | 19.A | 20.A |
Phụ lục 7: Bảng điểm kiểm tra 15 phút trước tác động
Phụ lục 8: Đề kiểm tra 45 phút (Sau tác động) lần 1
ĐỀ BÀI SAU TÁC ĐỘNG LẦN 1
TRƯỜNG THPT TÂY SƠN
LỚP:
HỌ TÊN:
KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO
HÓA HỌC 11
I.TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau
Biết mỗi dung dịch X, Y chỉ chứa một chất tan duy nhất. X, Y là
A. NH3 và HCl. B. CH3NH2 và HCl.
C. (CH3)3N và HCl. D. Benzen và Cl2
Câu 2. Hãy chọn câu đúng nhất:
A. Nitơ là một chất oxi hóa B. Nitơ vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử
C. Nitơ là một chất khử D. Tất cả đều sai
Câu 3. Số oxi hóa của photpho trong các ion hay hợp chất P2O3, PO43-, K2HPO4, PCl3 lần lượt là
A. +3, +5, -5, +3. B. -3, +5, +5, +3.
C. +3, +5, +5, +3. D. +3, +5, +5, -3.
Câu 4. Ion NH4+ có tên gọi:
A. Amoni B. Nitric C. Hidroxyl D. Amino
Câu 5. Công thức của phân urê là:
A. (NH4)2CO3. B. (NH2)2CO3. C. (NH2)2CO. D. NH2CO.
Câu 6. Chất khí nào khi tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ:
A. Nitơ monooxit. B. Nitơ đioxit.
C. Amoniac D. Cacbon đioxit
Câu 7. Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
A. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3 B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2
C. Cu(NO3)2 , AgNO3 , NaNO3 D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
Câu 8. Phản ứng: Cu + HNO3loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:
A. 3; 8; 3; 4; 2. B. 3; 8; 3; 2; 4. C. 3; 8; 2; 3. D. 3; 3; 8; 2; 4.
Câu 9. Chọn kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội
A. Fe, Cu B. Cu, Ag, Mg C. Fe, Al D. Al , Pb
Câu 10. Để nhật biết ion PO43- người ta sử dụng thuốc thử là
A. NaOH. B. KOH. C. Quì tím. D. AgNO3.
Câu 11. Câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Bỗng nghe sấm dậy phất cờ mà lên”
Điều này được giải thích là:
A. Phản ứng giữa N2 và O2, sau một số biến đổi chuyển thành phân đạm.
B. Trồng lúa chiêm cần nhiều nước, mưa xuống cung cấp nước cho lúa.
C. Phản ứng giữa N2 và H2, sau một số biến đổi chuyển thành phân đạm.
D. Phản ứng giữa N2 và O3 khi có sấm sét, sau một số biến đổi chuyển thành phân đạm.
Câu 12. Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong :
A. dầu hoả. B. nước C. benzen D. xăng
Câu 13. Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm
A. P. B. P2O5. C. H3PO4. D. PO43-.
Câu 14. Chiều tăng dần số oxi hoá của Nitơ trong các hợp chất của nitơ dưới đây là :
A. NH4Cl, N2, NO, NO2, HNO3 B. NH4Cl, N2, NO2, NO, HNO3
C. N2, NO2, NO, HNO3, NH4Cl D. N2, NH4Cl, NO2, NO, HNO3
Câu 15. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện tính khử :
A. 2NH3 + 3CuO 3Cu + 3H2O + N2
B. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
C. NH3 + HCl NH4Cl
D. 8NH3 + 3Cl2 6NH4Cl + N2
Câu 16. Axit HNO3 khi tác dụng với kim loại thì không cho ra chất nào sau đây?
A. NH4NO3. B. NO2. C. H2. D. NO.
Câu 17. Cho phản ứng sau : 4HNO3đặc nóng + Cu Cu(NO3)2 + 2NO2 + H2O
ở phản ứng trên HNO3 đóng vai trò là:
A. Chất oxi hoá B. Axit
C. Môi trường D. Cả A và C
Câu 18. Trong dd axit photphoric có các ion và phân tử:
A. H+, H2PO4–, HPO42-, PO43-, H3PO4. B. H2PO4–, HPO42-, PO43-, H3PO4.
C. H+, H2PO4–, HPO42-, PO43-. D. H+, H2PO4–, PO43-, H3PO4.
Câu 19. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion : NH4+, HNO3, NO2, NaNO2.lần lượt là:
A. -3, +5, +2, +3. B. -3, +5, +4, +4.
C. -3, +3, +4, +5. D. -3, +5, +4, +3.
Câu 20. Không nên bón phân đạm cùng với vôi (vôi để khử chua) vì
A. Vôi tác dụng với phân đạm giải phóng NH3 làm mất đi một lượng nitơ của phân đạm.
B. Vôi tác dụng với phân đạm giải phóng PH3 làm mất đi một lượng photpho của phân đạm.
C. Vôi tác dụng với phân đạm giải phóng N2 làm mất đi một lượng nitơ của phân đạm.
D. Vôi tác dụng với phân đạm giải phóng NO2 làm mất đi một lượng nitơ của phân đạm.
II. TỰ LUẬN : (5Đ):
Câu 1: (1,5đ) Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: Ghi rõ điều kiện (nếu có )
N2 NH3 NONO2 HNO3Cu(NO3)2 NO2
Câu 2 : (1đ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 dung dịch sau: KNO3, NH4Cl, (NH4)2SO4
Câu 3: (2,5đ) Cho 30,4g gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 8,96 lít khí NO (đktc) duy nhất.
a/ Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính thể tích dung dịch HNO3 1M cần dùng.
c/ Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Cho : Fe(56), Cu(64), H(1), N(14), O(16)
ĐÁP ÁN
1.A | 2.B | 3.C | 4.A | 5.C | 6.C | 7.B | 8.B | 9.C | 10.D |
11.A | 12.B | 13.B | 14.A | 15.C | 16.C | 17.D | 18.A | 19.D | 20.A |
Giải | Điểm | Tổng | |
Câu 1 | Mỗi phương trình viết đúng 0,25 điểm | 1,5 điểm | |
Câu 2 | Trích mẫu thử:
Dùng Ba(OH)2 làm thuốc thử NH4Cl: cho khí có mùi khai (NH4)2SO4: cho khí có mùi khai và kết tủa trắng |
Mỗi hiện tượng đúng 0,25 điểm | 1 điểm |
2NH4Cl+ Ba(OH)2BaCl2+2NH3+2H2O | 0,25 | ||
(NH4)2SO4 +Ba(OH)2BaSO4+2NH3+2H2O | 0,25 | ||
Câu 3 | 0,5 | 1,5 điểm | |
0,25 | |||
mFe=11,2 gam
%Fe=36,8% %Cu=63,2% |
0,25
0,25 0,25 |
||
b.
nHNO3=1,6 mol VHNO3=1,6 lít |
0,25
0,25 |
||
c.
mmuối=mKL+62.3.nNO=104,8 gam |
0,5 |
Học sinh làm cách khác nhưng kết quả đúng vẫn chấm điểm
Phụ lục 9: Bài kiểm tra 45 phút chương II sau tác động lần 2
ĐỀ BÀI SAU TÁC ĐỘNG LẦN 2
TRƯỜNG THPT TÂY SƠN
LỚP:
HỌ TÊN:
KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO
HÓA HỌC 11
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về nitơ không đúng?
- Trong tự nhiên chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất.
- Là chất khí không màu, không mùi, tan rất ít trong nước.
- Ở điều kiện thường, khá trơ về mặt hóa học.
- Thuộc chu kỳ 2, nhóm VA của bảng tuần hoàn.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
- Các muối amoni tan trong nước tạo dung dịch chất điện li mạnh;
- Ion NH4+ tác dụng với dung dịch axit tạo kết tủa màu trắng;
- Muối amoni tác dụng với dung dịch bazơ thu được khí có mùi khai;
- Hầu hết muốiamoni đều bền nhiệt. Phát biểu đúng là
A. (1) và (3). B. (1) và (2).
C. (2) và (4). D. (2) và (3).
Câu 3: Phản ứng nhiệt phân nào dưới đây không đúng?
A. 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2.
B. 2Ca(NO3)2 2CaO + 4NO2 + O2.
C. Hg(NO3)2 Hg + 2NO2 + O2.
D. 2KNO3 2KNO2 + O2.
Câu 4: Trong tự nhiên có hai khoáng vật chính chứa photpho là
A. Apatit và photphorit. B. Apatit và pirit.
C. Photphorit và sunfua. D. Photphorit và đá vôi.
Câu 5: Muối nào sau đây không tan trong nước?
A. (NH4)3PO4. B. K3PO4.
C. CaHPO4. D. Ba(H2PO4)2
Câu 6: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng %
A. N. B. P2O5. C. K2O D. H3PO4.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. NaNO3 (rắn) + H2SO4 ( đặc, nóng).
B. Dung dịch Cu(NO3)2 + dung dịch HCl.
C. Dung dịch NH3 + dung dịch HCl.
D. Dung dịch AgNO3 + dung dịch Na3PO4.
Câu 8: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. phân tử N2 là phân tử không phân cực.
C. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.
D. phân tử N2 có liên kết 3 bền vững.
Câu 9: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 thể hiện tính bazơ?
A. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2. B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.
C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O. D. NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3.
Câu 10: Cho từng chất FeO, Fe, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá-khử xảy ra là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- P thể hiện tính khử khi tác dụng với kim loại mạnh.
- Để bảo quản P trắng bằng cách ngâm trong nước.
- P thể hiện tính khử khi tác dụng với HNO3.
- Trong hợp chất, P có số oxi hóa là -3, +3, +5.
Câu 12: Thuốc thử dùng để phân biệt hai hóa chất Na3PO4 và Na2SO4 là dung dịch
A. BaCl2. B. AgNO3. C. NaOH. D. H2SO4.
Câu 13: Khi cho phân ure vào dung dịch Ca(OH)2 hiện tượng đầy đủ quan sát được là
- không có hiện tượng gì xảy ra. C. khí mùi khai và kết tủa vàng.
- xuất hiện kết tủa màu trắng. D. kết tủa trắng và khí mùi khai.
Câu 14: Để nhận biết 4 hóa chất riêng biệt: KOH, NH4Cl, K3PO4, (NH4)2SO4, dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch
A. AgNO3. B. HNO3.
C. NaOH. D. Ba(OH)2.
Câu 15: Nén hỗn hợp khí gồm 1,5 mol N2 và 4,5 mol H2 trong bình phản ứng có xúc tác thích hợp và nhiệt độ bình giữ không đổi ở 4500C. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 4,7222. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là (Cho: H = 1, N = 14)
A. 25%. B. 30%.
C. 15%. D. 20%.
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 13 gam kẽm trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. X là (Cho: Zn=65, H=1, N=14)
A. NO. B. N2O. C. NO2. D. N2.
Câu 17: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M thu được V lit (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là (Cho: Cu=64, H=1, N=14)
A. 0,672. B. 0,448.
C. 0,560. D. 0,336.
Câu 18: Cho 100g dung dịch NaOH 10% tác dụng hoàn toàn với 25gam dung dịch axit photphoric 40% thu được dung dịch X. Các chất tan có trong dung dịch X là (Cho: Na=23, H=1, P=31, O=16)
A. Na2HPO4. B. NaH2PO4.
C. Na2HPO4 và NaH2PO4. D. Na3PO4 và Na2HPO4.
Câu 19: Một loại phân supephotphat kép có chứa 70% muối canxiđihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này có giá trị gần nhất với (Cho: Ca=40, H=1, P=31, O=16)
A. 42 %. B. 35%.
C. 45%. D. 37%.
Câu 20: Nếu sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 3,8% thì khối lượng amoniac cần dùng để điều chế 5000 tấn axit nitric nồng độ 60% là (Cho: N=14, H=1, O=16)
A. 841,5 tấn. B. 30,8 tấn. C. 778,8 tấn. D. 85,5 tấn.
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân các muối sau: NaNO3, Pb(NO3)2, AgNO3, NH4NO2.
Câu 2: Hòa tan hòa toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong dung dịch HNO3 30% (loãng, dư) thu được 2,24 lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Tính khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu biết lượng HNO3 dư 20% so với lượng phản ứng. (Cho: Al=27, H=1, N=14, O=16)
Đáp án
1.A | 2.A | 3.B | 4.A | 5.C | 6.B | 7.B | 8.D | 9.D | 10.C | |||
11.A | 12.B | 13.D | 14.D | 15.D | 16.D | 17.A | 18.D | 19.A | 20.A | |||
Giải | Điểm | Tổng | ||||||||||
Câu 1 | Mỗi phương trình viết đúng 0,5điểm
Thiếu điều kiện trừ 0,25 Thiếu cân bằng trừ 0,25 |
2 điểm | ||||||||||
Câu 2 | nNO=0,1 mol | 0,25
0,5 0,25 |
3,0 điểm | |||||||||
nHNO3=0,7 | 0,5
0,25 |
|||||||||||
mHNO3 phản ứng=44,1 gam | 0,25 | |||||||||||
mdd HNO3 phản ứng=147 gam | 0,5 | |||||||||||
mdd HNO3 ban đầu=176,4 gam | 0,5 |
Học sinh giải cách khác, chính xác vẫn cho điểm
Phụ lục 10: Bảng điểm kiểm tra sau tác động
Phụ lục 11: hình ảnh hoạt động của nhóm thực nghiệm: