Công trình:Phong cách Cha mẹ tác động đến Hành vi học tập của học sinh, Mô hình P-A-R-E-N-T-S, Một nghiên cứu tại trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh
Link công trình: https://drive.google.com/drive/folders/1u1TbME4iXP_5dIUG6maaTC84SEBxbefh?usp=sharing
Giới thiệu về công trình:
1.1. Lí do chọn đề tài.
Cha mẹ là những người gieo hạt giống tinh thần và cảm xúc trong ta – những hạt giống sẽ trở thành chính ta sau này. Trong một số gia đình, có những hạt giống yêu thương, tôn trọng và độc lập. Nhưng trong nhiều gia đình khác, có những hạt giống sợ hãi, bổn phận hay tội lỗi. Chính vì thế “Giáo dục gia đình là nền tảng tạo dựng nhân cách, cuộc sống, xã hội tốt đẹp. Cha mẹ mẫu mực, con cái sẽ nên người là điều hiển nhiên và ngược lại…” (Dr. Susan Forwad – Cha mẹ độc hại).
Tại Singapore, nhà tâm lý học Carol Balhetchet cho biết, hằng năm, có rất nhiều bệnh nhân ở tuổi thanh thiếu niên đến văn phòng của bà. Nhiều người trong số họ có biểu hiện trầm cảm, chán ăn, thậm chí có những người đã cố gắng tự tử trước khi xin ý kiến của bác sĩ. “Có thể là căng thẳng vì học tập, thành tích, công việc hay thậm chí là việc chọn trường đại học. Đồng thời, khi cha mẹ bị áp lực ngoài xã hội, về nhà họ cũng có thể sẽ “đè” áp lực ấy lên đầu con cái, những người mà họ đặt nhiều hi vọng”, bà Balhetchet nói.
Những điều trên cho thấy nếu những bậc cha mẹ có nhận thức sai lệch trong việc giác dục, nuôi dưỡng con mình sẽ có những tác động tiêu cực đến tâm lí và hành vi, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần, thể chất của con họ, đặc biệt đối với tuổi vị thành niên thì quan trọng nhất chính là các vấn đề liên quan đến việc học tập.
Trong nhiều năm qua, trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh đang là một trong những trường có thành tích cao về kết quả nghiên cứu, học tập của học sinh trong các kỳ kiểm tra định kỳ, các cuộc thi tuyển chọn học sinh giỏi, các cuộc thi do Sở GD&ĐT Trà Vinh và các đơn vị có liên quan tổ chức,… Thành tích càng cao thì áp lực càng lớn, ngoài sự giáo dục trong nhà trường, sự can thiệp của gia đình cũng rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh đi đúng hướng và phát huy hành vi học tập theo hướng tích cực.
Để giúp những bậc cha mẹ có nhận thức đúng, quan tâm hơn vấn đề này, xây dựng cho mình một cách giáo dục hiện đại, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phong cách
cha, mẹ tác động đến hành vi học tập của học sinh – Mô hình P-A-R-E-N-T-S, một nghiên cứu tại trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh” để tiến hành nghiên cứu
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng tác động của cha mẹ đến hành vi học tập của học sinh.
- Phân tích tâm lí, hành vi học tập của học sinh khi chịu tác động từ cha mẹ.
- Đánh giá kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị, đề xuất phong cách cha mẹ và mô hình cha mẹ thích hợp.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.
- Phong cách cha, mẹ có tác động đến hành vi học tập của học sinh không?
- Tâm lí, hành vi học tập của học sinh thay đổi như thế nào khi chịu tác động từ phía cha mẹ?
- Để giúp cho học sinh có thái độ, hành vi học tập tích cực thì cha mẹ cần những thayđổi gì?
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Phong cách cha mẹ tác động đến hành vi học tập của học sinh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Học sinh thuộc cấp trung học phổ thông (lớp 10, 11 và 12) đang học tập tại trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh, thành phố Trà Vinh.