Công trình: Nâng cao nhận thức của Học sinh về chủ quyền Biển, Đảo – thông qua họat động ngoại khóa địa lí
Link công trình: https://drive.google.com/drive/folders/1zAetQpmeLqtK2kaqUSDYkHSnpp-phHtY?usp=sharing
Giới thiệu về công trình:
1. Lí do chọn đề tài.
Trong xu thế quốc tế hóa ngày càng mở rộng, việc giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống, tình yêu quê hương đất nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thế kỉ XXI được các nhà chiến lược xem là “thế kỷ đại dương”.Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược kinh tế biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển, biển Việt Nam không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn và là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc tế. Biển còn đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa ở nhà trường phổ thông. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền của đất nước, chủ quyền biển, hải đảo của Việt Nam cũng như vấn đề giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.Tuy nhiên trong chương trình môn Địa lý, nội dung kiến thức môn Địa lý có đề cập đến vấn đề biển đảo nhưng chưa nhiều, chưa đáp ứng với tình hình của thực tế hiện nay.
Do đó, giáo dục về biển đảo tại các trường học hiện nay vừa mang tính thời sự, vừa góp phần quan trọng vào việc vun đắp, nuôi dưỡng tình yêu biển đảo quê hương cho thế hệ trẻ. Nâng cao ý thức, trách nhiệm, tình yêu biển đảo quê hương cho thế hệ trẻ luôn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả xã hội, các cấp, các ngành, nhất là ngành giáo dục đào tạo, trong đó có môn Địa lý. Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao nhận thức về chủ Biển – Đảo thông qua họat động ngoại khóa” làm đề tài sáng kiến của mình, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung cũng như góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về chủ quyền Biển – đảo của Việt Nam nói riêng. Đồng thời, qua đây cũng khơi dậy trong các thế hệ học sinh tình yêu biển đảo và yêu quê hương, đất nước.
– Không gian: Thực nghiệm tại Trường THPT Long Khánh.
– Thời gian: Trong các năm học 2018 -2019; 2019-2020 và áp dụng trong năm học 2020-2021.
– Nội dung Sáng kiến chủ yếu tập trung vào việc đề ra giải pháp nâng cao nhận thức về chủ quyền Biển – Đảo cho học sinh.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp thử nghiệm
– Phương pháp quan sát: qua các tiết dạy và các bài kiểm tra đánh giá.
– Phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Phương pháp khảo sát, thống kê.
3. Cấu trúc
Nội dung của đề tài gồm 03 phần:
– Phần mở đầu.
– Phần nội dung gồm 3 phần.
Phần I. Cơ sở lí luận.
Phần II. Cơ sở thực tiễn.
Phần III. Biện pháp giải quyết vấn đề.
– Phần kết luận và kiến nghị.