Công trình: Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử địa phương Hải Phòng thông qua ứng dụng dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề
Link công trình: https://drive.google.com/drive/folders/1vdhnUyhDHpKlhbayuX4WPc7WG2RFVMga?fbclid=IwAR0F6nI1vCg6HVuN3zpDWtnvjug7c-KJ4gT3JzokIVhALDqD29RCeo-8igA
Giới thiệu về công trình:
- Mô tả giải pháp đã biết:
Địa phương là một đơn vị hành chính của một quốc gia (như một thành phố, tỉnh, huyện, xã, thôn, bản …) hay hiểu khái quát hơn là một vùng đất, một khu vực nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên hay địa giới hành chính để phân biệt với địa phương khác. Lịch sử địa phương còn bao hàm cả lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, cơ quan, xí nghiệp, trường học…
Các nhà giáo dục tiến bộ trên thế giới và cả Việt Nam đều nhấn mạnh sự cần thiết của việc dạy học lịch sử địa phương trong nhà trường, giúp học sinh hiểu sâu sắc về nơi mình đang sống; hiểu được mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, trân trong những di sản cha ông để lại; từ đó hình thành trách nhiệm và ý thức công dân với cộng đồng, quê hương, đất nước; giúp học sinh phát triển các kĩ năng tư duy, thực hành trong học tập và cuộc sống.
Hiện nay, trong trường chính giáo dục phổ thổng bộ môn Lịch sử thì nội dung Lịch sử địa phương được phân bố ở tất cả các khối lớp, tương đồng với các giai đoạn lịch sử dân tộc trong chương trình.
Tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học lịch sử địa phương, nhưng trên thực tế việc dạy học lịch sử địa phương trong nhà trường vẫn còn nhiều bất cập. Một bộ phận giáo viên chưa coi trọng bài dạy lịch sử địa phương nên tiến hành qua loa, chiếu lệ; nội dung của bài lịch sử địa phương còn nghèo nàn về cả nội dung và hình thức, lịch sử địa phương chưa có trong nội dung ôn thi hết lớp, hết cấp; việc tìm tài liệu khó khăn, phương pháp tổ chức giờ học kém hiệu quả, không gây hứng thú với học sinh.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
II.0. Nội dung giải pháp đề xuất:
Thực tế những năm qua cho thấy, trong giáo dục phổ thông ở nước ta sự gắn bó giữa “học” và “hành”, giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa bài học và sự liên hệ với đời sống – xã hội chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Vì vậy, phần lớn học sinh đều bỡ ngỡ trước các tình huống, sự kiện thực tế, đặc biệt là những vấn đề môi trường nóng bỏng của địa phương, hoặc không biết đến những giá trị di sản thiên nhiên, lịch sử, văn hóa mà địa phương mình có… Học sinh càng ít cơ hội được hình thành và rèn luyện kỹ năng phân tích, giải quyết những vấn đề thực tế, kể cả kỹ năng sống. Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể tạo cơ hội để học sinh có được những kinh nghiệm đó thông qua dạy học bộ môn bằng các hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa… Hơn nữa, nhiệm vụ của giáo dục vì sự phát triển bền vững là tạo nên các thế hệ trẻ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và hành vi phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước và của địa phương. Việc dạy và học dựa trên thực tiễn địa phương chính là cách tiếp cận hiệu quả để đạt mục tiêu thực hiện nhiệm vụ trên.
Với thành phố Hải Phòng, là thành phố có rất nhiều giá trị văn hóa đặc sắc mang đậm truyền thống chung của dân tộc Việt Nam – một dân tộc kiên cường, bất khuất nhưng sống trên nền tảng nền kinh tế nông nghiệp.Từ xa xưa có văn hóa Cái Bèo ở Cát Bà; có Nữ tướng Lê Chân, người có công khai hoang lập ấp dựng lên trang An Biên xưa, Hải Phòng ngày nay. Đặc biệt là kỷ nguyên giành độc lập diễn ra tại Hải Phòng với các chiến thắng Bạch Đằng năm 938, năm 981 và năm 1288. Cửa sông Bạch Đằng trở thành địa điểm linh thiêng. Hải Phòng vừa là nơi chứng kiến, vừa là nơi diễn ra và nhân dân vùng đất này cũng trực tiếp tham gia vào những trận chiến hào hùng đó. Những nhân vật lịch sử góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước như cụ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Kiêm, cụ Trạng nguyên Lê Ích Mộc…
Trong kháng chiến chống Pháp, Hải Phòng ghi dấu ấn đậm nét với Thủy Nguyên quật khởi, Tiên Lãng chống càn, đặc biệt là trận tập kích sân bay Cát Bi…
Trong giai đoạn 1954- 1975, Hải Phòng còn phải 300 ngày đối phó với tất cả những âm mưu, thủ đoạn của địch, là thành phố đi trước về sau. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ, nơi đây bị phong tỏa rất ác liệt, nơi đầu tiên bị địch sử dụng B52 ném bom ngày 16-4-1972. Hải Phòng cũng chính là nơi xuất phát của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển với những đoàn tầu không số để chi viện cho chiến trường miền Nam.
Trong thời kỳ đổi mới, Hải Phòng cũng là địa phương đi đầu với rất nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả cao được nhân rộng ra cả nước.
Hải Phòng trong quá trình hình thành và phát triển đã mang trong mình những giái trị văn hóa, lịch sử to lớn, đặc sắc. Vì vậy, ở mỗi thôn xã, đến quận huyện ở nơi đâu của Hải Phòng cũng có những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo
II.1.1 Tính mới
Trong thời gian qua, bản thân tôi đã đưa biện pháp dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương để nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy lịch sử địa phương.
Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương thực chất là một quá trình nhằm củng cố và phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm trước hết tới những vấn đề môi trường xung quanh mình, bao gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, kỹ năng và ý thức trách nhiệm để học sinh có thể tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường xung quanh mình trước mắt cũng như lâu dài.
Thông qua việc sử dụng thực tế môi trường xung quanh nhằm nâng cao chất lượng học tập thông qua các hoạt động tích cực: hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm (hợp tác), thu thập thông tin phản hồi… đáp ứng sở thích học tập của học sinh với việc trao quyền lợi và trách nhiệm cho học sinh thông qua việc học sinh phải đương đầu với nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra. Vì vậy, chất lượng của việc học tập của học sinh sẽ cải thiện một cách rõ rệt. Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề kích thích tính tích cực của học sinh bằng cách tạo động lực học tập, phát huy khả năng của học sinh trong việc vận dụng và sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thường gặp phải trong thực tế.
II.1.2. Tính sáng tạo
Việc dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề dựa trên thực tế địa phương bao gồm: Giáo dục về môi trường xung quanh mình (kiến thức, nhận thức); Giáo dục trong môi trường xung quanh mình (kỹ năng hành động); và Giáo dục vì môi trường xung quanh mình (ý thức, thái độ).
Nhận dạng những vấn đề ở địa phương trong phần lịch sử địa phương để thực hiện việc dạy học dựa trên thực tế địa phương:
+ Bước đầu tiên đóng vai trò tiên quyết là phát hiện vấn đề. Trước tiên, cần phải căn cứ vào nội dung chủ đề của hoạt động làm cơ sở lựa chọn các vấn đề trong thực tiễn có liên quan trực tiếp đến những nội dung đó.
+ Thứ hai là phân tích tình hình thực tế địa phương; nghiên cứu để nhóm các vấn đề có trong thực tế địa phương.
Để nghiên cứu và hiểu sâu thêm các vấn đề của địa phương, cần phải áp dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin như trao đổi nhóm, phỏng vấn sâu, phỏng vấn có sự tham gia.
Công cụ của các phương pháp thu thập thông tin là hệ thống câu hỏi, bảng hỏi, trao đổi thảo luận nhóm và phỏng vấn người dân địa phương và cộng đồng. Hệ thống câu hỏi này dựa trên qui tắc 5W và 1 H (Who? What? Where? When? Why? How?) Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? và Như thế nào?.
Quy trình thực hiện dạy học dựa trên giải quyết vấn đề theo tiếp cận thực tế địa phương:
- Xác định vấn đề: Giáo viên xây dựng vấn đề, các câu hỏi chính cần nghiên cứu,
các nguồn tài liệu tham khảo.
2. Giải quyết vấn đề: Tổ chức lớp học để nghiên cứu vấn đề: chia nhóm, giao vấn đề, thống nhất các qui định về thời gian, phân công, trình bày, đánh giá.
3. Các nhóm tổ chức nghiên cứu, thảo luận nhằm trả lời các câu hỏi của vấn đề.
4. Tổ chức báo cáo và đánh giá: các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, giáo viên tổ chức đánh giá.
Các bước giải quyết vấn đề
Sau khi xác định vấn đề, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề theo các bước :
Các bước tiến hành | Hoạt động của thầy | Hoạt động của học sinh | |
Các bước | Nội dung cụ thể | ||
1. Phân tích vấn đề (nhằm tìm hiểu sâu vấn đề) | Xây dựng các loại bản đồ tư duy | Vẽ mẫu trên phần mềm MindMap | Học sinh học phương pháp làm và thực hành trên một vấn đề tự chọn |
Phỏng vấn có sự tham gia | Làm việc trước với người dân địa phương,nêu rõ mục đích và cách làm, tổ chức buổi tiếp xúc, phỏng vấn, giao lưu. Hướng dẫn học sinh thực hiện. |
Tự nêu câu hỏi dựa trên thực tế địa phương và nêu ra các giải pháp để thảo luận |
|
Phân tích nguyên nhân sâu xa | Hướng dẫn và làm mẫu đưa kết quả giao lưu phỏng vấn vào bản đồ tư duy hoặc cây vấn đề | Tự hoàn thiện bản đồ tư duy hoặc cây vấn đề dựa trên số liệu thực tế và kết quả phỏng vấn | |
2. Xác định nguyên nhân | Xây dựng các sơ đồ vòng nhân quả và động thái hệ thống, đề xuất giải pháp |
Xây dựng kịch bản mẫu từ nguyên nhân sâu xa đến giải pháp qua sơ đồ vòng và mô hình động thái | Chỉ ra các nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa. Tự xây dựng các kịch bản để giải quyết vấn đề thực tế địa phương. |
3. Đề xuất các giải pháp | Hướng dẫn học sinh tổng hợp các giải pháp |
Tổng hợp các giải pháp |
Các công cụ và một số kỹ năng hỗ trợ các giai đoạn thực hiện dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề là sử dụng các công cụ hỗ trợ để phân tích vấn đề, tìm ra các nguyên nhân sâu xa, tìm giải pháp, từ đó phát triển kịch bản nhằm hướng dẫn học sinh đặt vấn đề và cùng nhau giải quyết vấn đề.
Các công cụ hỗ trợ bao gồm: Bản đồ tư duy, phỏng vấn có sự tham gia, cây vấn đề, tư duy hệ thống và động thái hệ thống… Song để phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường, tôi sử dụng chủ yếu công cụ hỗ trợ từ bản đồ tư duy, cây vấn đề và phỏng vấn có sự tham gia.
a. Bản đồ tư duy:
Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm, từ đây sẽ được phát triển thành các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm. Các nhánh chính lại được ra những nhánh nhỏ là các chủ đề ở mức sâu hơn, từ đây lại phân ra các nhánh nhỏ hơn, và cứ như vậy các nhánh nhỏ hơn nữa để thể hiện các ý tưởng sâu hơn.
Ví dụ:
Lịch sử hình thành
Biện pháp giáo dục
Giá trị lịch sử, văn hóa
Giá trị văn hóa
Các biện pháp bảo tồn di tích
Thời tiết
Các tác động của thời tiết, môi trường, xã hội đến khu di tích
Môi trường
Biện pháp trùng tu
Xã hội
b. Phỏng vấn có sự tham gia: Đây là một hình thức mang lại hiệu quả khá cao khi học sinh và giáo viên được làm việc trực tiếp với cộng đồng người dân địa phương nhằm tìm hiểu sâu những vấn đề thực tế của địa phương. Phỏng vấn có sự tham gia là cuộc phỏng vấn mà cả người hỏi và người được hỏi đều hòa nhập vào trong dòng chảy sự kiện hoặc câu chuyện mang lại hiệu quả cao, đồng thời cũng rèn luyện kỹ năng làm việc với cộng đồng cho học sinh.
Những hoạt động như mời cán bộ địa phương đến nói chuyện cho học sinh nghe đôi khi
mang lại kết quả không như mong muốn bởi vì những câu chuyện mà người lớn muốn kể đôi khi không gây được hứng thú cho học sinh. Nếu thay hoạt động này bằng các cuộc đối thoại, giao lưu thì hiệu quả có thể sẽ cao hơn nhiều.
Cần phải thiết kế câu hỏi, bảng hỏi trước khi phỏng vấn.
Ví dụ: Bảng câu hỏi sử dụng phỏng vấn tại di tích chùa Mỹ Cụ – Huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng
Thứ tự | Câu hỏi | Nội dung trả lời |
1 | Bà có thể giới thiệu cho chúng cháu biết tên của bà và bà đã trông nom ở chùa từ khi nào? | |
2 | Bà cho chúng cháu biết về lịch sử hình thành chùa Mỹ Cụ (Linh Sơn tự) Huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng? | |
3 | Xin bà giới thiệu cho chúng cháu biết về các hạng mục công trình cũng như tổng thể kiến trúc của chùa ạ? | |
4 | Trong quá trình tồn tại, ngôi chùa đã được trùng tu bao nhiêu lần? |
c. Cây vấn đề:
Là cách thức tìm ra những nguyên nhân thường bị che khuất bởi các hiện tượng bên ngoài. Chính từ các nguyên nhân này mà chúng ta có thể tìm ra được những giải pháp tối ưu cho các vấn đề cần giải quyết.
Ví dụ: Sử dụng cây vấn đề để thể hiện những nguyên nhân xuống cấp của một số hạng mục công trình tại di tích chùa Mỹ Cụ – Thủy Nguyên – Hải Phòng
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Sáng kiến Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử địa phương Hải Phòng thông qua ứng dụng dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề.
Áp dụng đối với phần Lịch sử địa phương Hải Phòng cấp THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
a. Hiệu quả kinh tế:
Trong khi ở nhiều trường cơ sở vật chất còn khó khăn, việc tổ chức các hình thức học tập như trải nghiệm sáng tạo, thực địa… còn gặp khó khăn thì việc nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử địa phương Hải Phòng thông qua ứng dụng dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề sẽ làm cho học sinh học sinh không còn bỡ ngỡ trước các tình huống, sự kiện thực tế, đặc biệt là những vấn đề môi trường nóng bỏng của địa phương, biết đến những giá trị di tích lịch sử, văn hóa Hải Phòng.
Học sinh có cơ hội được hình thành và rèn luyện kỹ năng phân tích, giải quyết những vấn đề thực tế, kể cả kỹ năng sống.
Khi được trực tiếp tham gia tìm hiểu, giải quyết vấn đề từ thực tiễn địa phương, mỗi học sinh sẽ có ý thức cao trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa tại địa phương, có biện pháp quảng bá hiệu quả, thiết thực về các di tích lịch sử, văn hóa tại thành phố Hải Phòng. Điều này ít tốn kém về kinh phí và thu được hiệu quả học tập cao.
b. Hiệu quả về mặt xã hội
Sáng kiến Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử địa phương Hải Phòng thông qua ứng dụng dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề giúp học sinh hiểu sâu sắc về nơi mình đang sống; hiểu được mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, trân trong những di sản cha ông để lại; từ đó hình thành trách nhiệm và ý thức công dân với cộng đồng, quê hương, đất nước; giúp học sinh phát triển các kĩ năng tư duy, thực hành trong học tập và cuộc sống. Góp phần làm thay đổi nhận thức của học sinh về bộ môn lịch sử. Các em sẽ thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.