1.Đặt vấn đề:
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người Mông là một trong những tộc người vẫn giữ được gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống trong cuộc sống hội nhập hiện nay.
Trong dòng chảy của cuộc sống, sự tiếp biến văn hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, người Mông vẫn giữ gìn và bảo tồn tốt phong tục tập quán tôn giáo, tín ngưỡng, tiếng nói và văn hóa nghệ thuật. Một trong những nguyên nhân lý giải cho điều này là do cá tính tộc người và sự tự tôn dân tộc rất cao, giúp họ luôn gìn giữ được gần như nguyên bản những nét văn hóa cổ truyền.
Người Mông là một dân tộc rất nổi tiếng có từ thủa sơ sử, họ là những dân tộc dũng cảm chống ngoại xâm, chống sự bành trướng của người Hán. Trước đây họ ở vùng sông Hoàng Hà, thủ lĩnh của họ đã nhiều lần đánh tan thủ lĩnh của người Hán, sau đó sức ép của dân số phù hợp với cư dân du mục của người Hán nên người Mông phải lui về phương nam, lui về phía tây, họ đi nhiều ngày và đến nhiều nơi, nhưng để cấu kết được họ rất khó bởi người Mông không có chữ nên họ đã cấu kết bằng phong tục tập quán, bằng tiếng nói.
Dân tộc Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông và cư trú ở hầu hết khu vực miền núi phía bắc trên những vùng núi có độ cao từ 1000m trở lên, người Mông phân chia thành bốn nhóm: Mông hoa, Mông đen, Mông xanh, Mông trắng, tuy có bốn nhóm Mông khác nhau nhưng về ngôn ngữ và văn hóa cơ bản giống nhau, sự khác nhau giữa các nhóm chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ.
Trong các tộc người phía bắc Việt Nam người Mông đặc biệt bởi sự thích nghi và sinh tồn, đúng như câu dân ca Mông: loài cá sống ở nước/ loài chim bay trên trời/ người Mông sống ở núi. Người Mông thích nghi với đời sống trên các dãy núi cao, trong điều kiện khó khăn nhưng cũng hùng vĩ và thơ mộng, họ luôn luôn có khát vọng để xây dựng một quê hương, xây dựng một lãnh thổ của người Mông được tự do nên họ đề cao yếu tố tự do, nếu ở vùng đó áp bức không được bình đẳng thì họ sẵn sàng di cư đến một vùng khác. Những bản lĩnh và bản sắc của người Mông đã tạo nên đặc tính, tính cách của dân tộc Mông.
Không gian sống của người Mông luôn là câu hỏi lớn đối với nhiều người, họ luôn chọn sống nơi lưng trời, nhờ thích nghi điều kiện tự nhiên cộng thêm bản tính kiêu hãnh, độc lập mà người Mông đời đời vẫn bám trụ trên những đỉnh núi, quyết không rời bỏ quê hương, dòng tộc. Chính vì vậy người Mông có câu tục ngữ: Không có đỉnh núi nào cao hơn đầu gối người Mông. Thực sự thích nghi với hoàn cảnh sống, người Mông sáng tạo ra những hình thức canh tác mới cũng như những điều kiện văn hóa cho phù hợp để có thể sinh tồn trên những đỉnh núi cao của mình. Sự thông minh tư duy logic và khả năng lao động bền bỉ trong tập quán canh tác này khiến các nhà nghiên cứu cũng như du khách thán phục tri thức, trình độ kỹ thuật thổ canh hốc đá của các dân tộc thiểu số ở cao nguyên đá Hà Giang được Bộ Văn hóa Thể thao và Di lịch lập hồ sơ đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012.
Nếu như các tộc người khác cùng sống quần cư và hòa hợp cùng nhiều tộc người trong một bản làng thì người Mông lại ít khi sống xen kẽ với các tộc người khác mà cư trú tập trung trong dân tộc mình. Đối với người Mông thiết chế dòng họ đóng vai trò rất quan trọng, mỗi họ lại có quy định, vật lệ khác nhau, mọi người trong họ phải tuân theo quy định vật lệ đó, đồng bào Mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong gian nan. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung, trong xã hội Mông nói về thành trì của kết cấu mỗi một gia đình, người Mông là một đơn vị kinh tế, mỗi một gia đình người Mông người ta sinh hoạt theo một kiểu của họ, mối quan hệ cụ thể, trong gia đình người Mông có đặc điểm là gia đình phúc việt, không phải là gia đình mẫu việt cho nên người ta rất đề cao vai trò của người trưởng gia đình, vai trò của con trai, nhưng ở người Mông nói là vậy nhưng họ cũng rất tôn trọng vợ, người Mông đi đến đâu thì dòng họ cũng rất quan trọng, họ di cư theo dòng họ, giúp đỡ trong dòng họ, vai trò của dòng họ càng ngày càng phát triển.
Người Mông là dân tộc theo chế độ phụ hệ, tính phụ quyền trong gia đình người Mông rất mạnh, người đàn ông đóng vai trò quyết định mọi việc trong gia đình và là người thừa kế tài sản trong gia đình, việc kết hôn, sinh con nhằm nâng cao uy tín của dòng họ và tăng lực lượng lao động cho gia đình nên người Mông sinh rất nhiều con và coi trọng con trai để nối dõi thờ cúng ông bà, tổ tiên. Mỗi một năm dòng họ phải tổng kết một lần để duy trì sinh hoạt trong dòng họ và xem các họ của mình có thực hiện được các chủ trương, chính sách của nhà nước có đúng không và được không hay là còn vi phạm về pháp luật điều này, điều kia để kiểm điểm lại trong năm đó, có hộ nào, gia đình nào còn vi phạm nhiều thì phải kiểm điểm rút kinh nghiệm năm sau để tiếp tục cùng nhau phát triển kinh tế và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng , Pháp luật của Nhà nước.
Một đứa bé được sinh ra, điều quan trọng đầu tiên là làm lễ đặt tên, lễ đặt tên có vị trí rất quan trọng liên quan đến các nghi lễ vòng đời của dân tộc mông từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt trở về với tổ tiên, người Mông trải qua rất nhiều nghi lễ như lễ cưới, lễ ma v.v… trong đó đặt tên là nghi lễ đầu tiên của một đời người và đặc biệt quan trọng đối với bé trai vì sự kỳ vọng sau này lớn lên, đứa bé sẽ trở thành trụ cột của gia đình và dòng họ. Những bô lão người Mông thường tự hào nói rằng con trai Mông trưởng thành phải biết cày nương và thổi khèn, trong lao động đàn ông Mông luôn thể hiện sự mạnh mẽ, chủ động, trụ cột của gia đình thì nét tài hoa lại được thể hiện qua tài năng múa khèn, thổi khèn như những nghệ sỹ thực thụ, khèn không đơn giản là phương tiện giải trí mà chính là đem tài nghiệp của mình thông qua tiếng khèn, những chàng trai Mông sẽ tìm được một nửa của mình. Cũng nhờ tài múa khèn mà khiến cho cây khèn dường như mỗi khi cất lên những âm thanh du dương, những chàng trai Mông cũng tìm cho mình được người phụ nữ phù hợp nhất.
Người Mông như một người có ba yếu tố, một là như một chiến binh rất dũng cảm, nhất là người Mông vùng biên giới chống giặc giã, chống giặc cướp nên trong mỗi một làng của người Mông đều có một đôi chiến binh để bảo vệ, người Mông cũng là nghệ sỹ, tiêu chí của chàng trai Mông bao giờ cũng phải thổi khèn giỏi, thổi sáo và sử dụng các nhạc cụ, và đặc biệt phải là người đàn ông chịu thương chịu khó, phải cầm được cày. Nhắc đến vai trò mạnh mẽ của người đàn ông Mông, ta thường mường tựa ra những công việc mang tính chủ động cao trong lao động, một trong số đó là sự chế tác nông cụ lao động, những dụng cụ đặc thù và gần như duy nhất có thể canh tác trên những vùng núi đá, ngày nào cũng vậy, từ sớm tinh mơ cho đến khi mặt trời xuống núi, người đàn ông Mông nào cũng phải biết rèn để làm ra cuốc, dao đi lên nương, nếu không rèn được thì cũng phải biết cày nương giỏi, lao động giỏi thì mới làm trụ cột gia đình được. ngoài sự chăm chỉ chịu khó lao động của người đàn ông thì người phụ nữ Mông nào cũng biết trồng lanh, xe sợi, may áo cho mình. Làm lụng của con người nơi đây đã tạo nên đức tính nhẫn nhịn kiên cường của người phụ nữ Mông, chính là sự nhẫn nại tuyệt vời trong bản chất của người phụ nữ Mông mà cây lanh gắn bó được với dân tộc này cho đến tận ngày nay. Phụ nữ Mông dù đi đâu,làm gì khi về tới nhà là thoăn thoắt tay, chân, khâu nối sợi chỉ, khi lại dệt vải, công việc này như một niềm vui, họ bảo đi nương về mệt nên khâu nối sợi hay dệt vải thêu thùa là nghỉ ngơi, là giải lao, luôn tay không biết mệt, cái chân không biết mỏi, mỗi sản phẩm thổ cẩm đều đậm sâu cả hình ảnh, phẩm chất cần cù chịu khó và khéo léo của người phụ nữ Mông.
Những năm tháng vất vả. gian khổ của người Mông trên các chiền núi cao, từ năm 1959, với sự săn sóc của Đảng, Chính phủ ta, đồng bào Mông đã có chữ viết của dân tộc mình, ở tỉnh Lào Cai có hơn 70 xã Mèo. Năm 1959 sau khi mới có chữ Mông, chỉ có một người biết đọc, biết viết, hiện nay có hơn 300 cán bộ và thầy giáo dạy chữ Mông cà hơn 5.900 nguồi Mông học các lớp.
Đó là một thắng lợi mới về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và thắng lợi đầu tiên của đồng bào Mông về mặt văn hóa, có thắng lợi đó là do Tỉnh ủy Lào Cai lãnh đạo thiết thực, do đồng bào Mông cố gắng học hành và đồng bào xã Bản Phố đã tiến bộ khá nhất. Có những cụ năm nay 68 tuổi vẫn không quên được hình ảnh của lớp bình dân học vụ hơn nửa thế kỷ trước trên quê hương mình, lúc còn nhỏ cụ thường theo bố đi trên những triền đồi gập ghềnh và lập lòe ánh đuốc đến lớp học của thầy giáo người miền xuôi lên dậy, trong khi cả bản từ cán bộ xã không ai biết chữ, vì vậy khi có phong trào bình dân học vụ cụ đã tích cực tham gia, lớp học còn nghèo nàn, bàn ghế được tận dụng từ mọi vật dụng, số người theo học thưa thớt, đường đến lớp luôn cận kề với hiểm nguy từ thú rừng và phỉ nhưng không vì thế mà ngăn cản khát vọng biết chữ của người Mông. Lịch sử Đảng bộ xã Bản Phố ghi: “Sự nghiệp văn hóa – xã hội ở Bản Phố giai đoạn 1954 – 1960 đạt được bước tiến bộ rõ rệt, trước khi thành lập Trường PTCS Bản Phố, thời gian này, phong trào bình dân học vụ khá phát triển, phần lớn cán bộ đến hoạt động và tăng cường xuống chỉ đạo xã đều thực hiện bình dân học vụ cho nhân dân với phương châm người biết nhiều dạy người biết ít, 1 lớp vỡ lòng và một lớp bình dân học vụ. Thời gian học tập chủ yếu vào các buổi tối.
Sự quan tâm chăm lo của Đảng và sự hiếu học của người dân Mông đã viết lên kỳ tích là xã người Mông đầu tiên xóa song nạn mù chữ, được Ủy ban hành chính tặng Cờ. Năm 1962 Bác Hồ có bài viết “Một thắng lợi mới” đăng trên báo nhân dân để khen ngợi phong trào học tập ở Bản Phố. Sau khi khen ngợi, Bác nêu: “Mong rằng đồng bào các xã miền ngược thi đua với Bản Phố trong công việc xóa nạn mù chữ, đồng bào Bản Phố thì nên thi đua học bổ túc văn hóa để nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của mình…”Bác cũng căn dặn cán bộ miền xuôi lên công tác ở miền ngược”…Nếu không biết tiếng địa phương thì như nửa câm, nửa điếc khó gần gũi quần chúng. Cho nên cán bộ miền xuôi lên công tác ở miền ngược cần phải học tiếng địa phương…”
Dẫu còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội nhưng tinh thần hiếu học chính là hành trang quý giá để con em người Mông ở Bản Phố tích cực học tập, nâng cao trình độ. Bài báo Bác Hồ khen ngợi thành tích xóa mù chữ của Bản Phố năm xưa là lời nhắn nhủ, mong muốn của Bác đối với đồng bào dân tộc Mông. Ngày nay vẫn luôn là nguồn động viên to lớn để cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc Mông xã vùng cao Bản Phố thi đua học tập, rèn luyện xứng đáng với sự tin yêu của Người.
Với niềm tin yêu vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cuộc sống của người Mông ở vùng sâu vùng xa trên mọi nơi đã dần được thay đổi, mọi người đều phấn đấu cho bản Mông có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, để giúp cho họ tăng thêm nguồn động lực vượt qua mọi khó khăn, họ thường dùng những lời ca, câu hát để tuyên truyền cho mọi người dân cùng hiểu, những bài hát ca ngợi về đường lối lãnh đạo của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, hát về sự đổi mới của quê hương, hát về năm cũ đã qua, năm mới lại bắt đầu, hát về những tình cảm của những đôi trai gái trẻ người Mông vùng xa, vùng sâu, hát về chính sách với cuộc sống. Qua đó đã khích lệ tinh thần hăng say trong lao động, cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp hơn.
1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
Tìm hiểu sâu về ngôn ngữ và phong tục tập quán của người Mông
Nghiên cứu về những lời ca trong cuộc sống của họ để viết lên những ca khúc phù hợp với tính chất trong cuộc sống lao động và sinh hoạt đời thường, nội dung dễ hiểu, mang tính giáo dục cao.
Bằng nghiệp vụ chuyên môn trong giảng dạy bộ môn âm nhạc, luôn tìm cách đưa các em hiểu biết hơn nữa về quê hương mình bằng ngôn ngữ âm nhạc trong giảng dạy.
2. Tổng quan:
2.1. Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu
Dân ca là sáng tác ngôn từ truyền miệng của quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Dân ca dân gian vừa như là một thư sách giáo khoa của đời sống. truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác, sự hiểu biết, triết lý về đời sống, đạo lý của nhân dân, vừa như là một phương tiện giáo dục tính cách và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Dân ca dùng trong nhiều trường hợp: Khi lao động trên nương, dưới ruộng, quăng chài, đốn gỗ, dựng nhà…lúc nghỉ ngơi, vui chơi, hội hè, trao đổi tình cảm với người yêu, ru con, trong các nghi lễ cưới xin, tang ma, mừng nhà mới…. Những hoạt động đó có nhiều mục đích khác nhau, nhưng mục đích cơ bản nhất, có khi ẩn náu bên trong của phần thơ ca là biểu lộ tình cảm, những nỗi vất vả, lo lắng, cũng như mong đợi, phấn khởi trong lao động, tình cảm vợ chồng, tình cảm với người yêu, với cộng đồng xã hội của mình đã được hình thành từ xa xưa.
Thơ là hình thức nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu và vần điệu làm mạch máu dẫn truyền. Và như vậy thơ, thơ ca hay thi ca, là một khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu. có đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, nhiều ý cô đọng, tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác. Thơ ca là tiếng nói rung động và sâu sắc nhất được bắt nguồn từ trái tim khi cảm xúc đã tràn đầy. Vì vậy, thơ ca khơi gợi được những xúc cảm tinh tế nhất trong lòng người, kéo con người lại gần con người nhất. Ngay từ thủa xa xưa, thơ ca đã được con người sử dụng như một thứ phương tiện biểu đạt thông tin và được coi là một hình thức nghệ thuật ra đời sớm nhất trong hình thức nghệ thuật ngôn từ. Thơ ca dân gian là những sáng tác thơ ca của nhân dân được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng con đường truyền miệng, nó phản ánh văn hóa tiêu biểu cho một lớp người đông đảo trong xã hội, những tâm tư và tình cảm của họ.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung, thơ ca dân gian giữ vai trò và số lượng vô cùng quan trọng, nó bao gồm các thể loại chính như ca dao, vè, dân ca. Tùy vào hình thức diễn xướng và mục đích sử dụng mà các nhà nghiên cứu phân chia ra thành các loại hình thơ ca dân gian khác nhau.
Có một thời gian, chúng ta đã đồng nhất Ca dao và dân ca với nhau. Nhưng thực tế, ca dao là những câu thơ có vần, có điệu nhưng chỉ được ngâm lên hay đọc. Ca dao thường xuất hiện trong mọi mặt đời sống nhằm biểu lộ tình cảm hoặc kinh nghiệm (tính chất này của ca dao được bắt nguồn từ tục ngữ và thành ngữ). Dân ca lại là những khúc hát đầy nhạc điệu, luyến láy, được hình thành, tồn tại và lưu truyền bằng hình thức diễn xướng độc đáo. Những lời ca dao cũng được “phổ nhạc” tạo thành dân ca. Như vậy khi thêm hoặc bớt đi yếu tố âm nhạc, ca dao có thể trở thành dân ca và ngược lại. (theo quan điểm của Đinh Gia Khánh và Chu xuân Diên khi bàn về ca dao, dân ca). Song bởi yếu tố nhạc điệu giàu có hơn mà dân ca có nhiều ưu thế trong việc chuyển tải những khía cạnh khác nhau của cuộc sống một cách mềm mại hơn. Qúa trình diễn xướng của nó cũng linh hoạt. Dường như trong bất kỳ một hoạt động nào diễn ra trong đời sống con người dù đơn giản hay đầy tính nghi thức đều có sự góp mặt của dân ca. Dân ca gắn bó với con người từ lúc sinh ra cho đến khi trở về với đất mẹ. Chính vì vậy dung lượng của dân ca trong kho tàng văn học dân gian không chỉ của người Việt mà các tộc người khác cũng vậy là rất lớn. Đôi khi dân ca đủ chứa đựng những câu chuyện có tình tiết hoặc phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của tộc người. Những câu chuyện ấy được hát lên, mỗi đoạn, mỗi bài được thấm nếp sống nếp nghĩ của tộc người đó.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi thống nhất và tuân theo quan điểm từ trước đến nay, gọi thơ ca dân gian các tộc người tập chung lại gọi là dân ca bởi hình thức diễn xướng của chúng chủ yếu là được hát lên trong những môi trường diễn xướng đặc biệt của tộc người.
a. Thơ ca lao động sản xuất
Người Mông vốn siêng năng làm ăn, cần mẫn sáng tạo, làm ra hạt thóc, củ sắn, củ khoai, tạo ra đường thêu và những bài thơ. Người đời trước để lại cho người đời sau, ông để lại cho cha, cha để lại cho con, con tích lại cho cháu.v.v… Vốn liếng cái gốc của mọi sự làm ăn là trí tuệ lao động. Thơ ca gắn liền với đời sống của các dân tộc. Trong một ngày từ lúc tỉnh giấc đã nghe tiếng hát chào mừng ngày mới, rồi đi ruộng, lên nương, gọi lợn về chuồng, xay ngô, giã gạo.
b. Thơ ca trong nghi lễ phong tục
Loại hình thơ ca nghi lễ phong tục là loại hình thơ ca sớm nhất trong lịch sử tộc người. Nó đáp ứng nhu cầu nghi thức – một trong những yếu tố gắn kết và phát triển cộng đồng loài người. Đó là những bài hát được hát lên trong những mốc quan trọng của cuộc đời một con người từ khi lọt lòng, khi trở thành thành viên của dòng họ, khi dựng vợ gả chồng (bài hát trong đám cưới), khi tạo dựng gia đình (nghi lễ mừng nhà mới) và khi nhắm mắt tìm về tận cùng của một cõi người.
Đặc điểm kinh tế – xã hội truyền thống của người Mông
Người Mông sống phân bố chủ yếu ở những dãy núi cao, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, độ dốc trung bình là 25°. Chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho công việc sản xuất không chỉ với người Xá Phó mà còn với các dân tộc khác sinh sống xung quanh, về đất đai, cơ bản đất ở những vùng này là loại đất Feralit có màu nâu đỏ hoặc vàng đỏ được hình thành qua quá trình phong hoá của đá vôi nên có độ màu mỡ cao thích hợp cho việc trồng trọt các loại hoa màu và cây công nghiệp.
Do địa hình cư trú phức tạp như vậy nên gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế của người Xá Phó trong khi họ chỉ lấy canh tác nương rẫy làm chủ yếu. Trong phát triển kinh tế của người Xá Phó thì canh tác nương rẫy được coi là một ngành nghề truyền thống với phương thức canh tác là “phát – đốt – chọc – trỉa (tra hạt)” và địa bàn được họ chọn để làm nương thường là những khu rừng già bởi theo quan niệm của họ thì đây chính là những nơi có hàm lượng mùn nhiều hơn rất nhiều so với các vùng khác hơn nữa ở đây ít có cỏ dại mọc, tránh được các cơn gió mạnh làm ảnh hưởng đến cây trồng, thuận lợi cho sự phát triển của các giống lúa nương và các cây hoa màu khác.
2.2. Phạm vi và đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu và ca ngợi sự hiếu học của người Mông dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, giúp cho các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch biết hát, biết chơi đàn với những giai điệu gần gũi của dân tộc mình để khi các em rời ghế nhà trường, chính các em là những người đem những kiến thức đã học của mình về phục vụ trên quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu lý luận là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra, tóm lại khoa học cần thiết, cụ thể như sau:
– Phương pháp phân tích và tổng thích hợp thuyết: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để quan tâm sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới từ đầu đến cuối và sâu sắc về đối tượng.
– Phương pháp giả thuyết: Là phương pháp đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng sau đó đi chứng minh dự đoán đó là đúng.
– Phương pháp lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng
3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp đều được sử dụng trong nghiên cứu này.
– Phương pháp điều tra: Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng.
4. Phần nội dung:
4.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Không gian sống của người Mông luôn là câu hỏi lớn đối với nhiều người, họ luôn chọn sống nơi lưng trời, nhờ thích nghi điều kiện tự nhiên cộng thêm bản tính kiêu hãnh, độc lập mà người Mông đời đời vẫn bám trụ trên những đỉnh núi, quyết không rời bỏ quê hương, dòng tộc. Chính vì vậy người Mông có câu tục ngữ: Không có đỉnh núi nào cao hơn đầu gối người Mông. Thực sự thích nghi với hoàn cảnh sống, người Mông sáng tạo ra những hình thức canh tác mới cũng như những điều kiện văn hóa cho phù hợp để có thể sinh tồn trên những đỉnh núi cao của mình. Sự thông minh tư duy logic và khả năng lao động bền bỉ trong tập quán canh tác này khiến các nhà nghiên cứu cũng như du khách thán phục tri thức, trình độ kỹ thuật thổ canh hốc đá của các dân tộc thiểu số ở cao nguyên đá Hà Giang được Bộ Văn hóa Thể thao và Di lịch lập hồ sơ đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012.
Bài hát: “Mùa xuân” Sưu tầm và biên soạn: Huyền Trang
DẪN, DỊCH BÀI HÁT: “Mùa xuân”
Dân ca dân tộc Mông
Mỗi khi cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa đào hoa lê đua nở báo hiệu một mùa xuân mới lại về, là mùa để đôi lứa đến với nhau bằng lời ca tiếng hát, trao gửi cho nhau hơi ấm của tình yêu, trao cho nhau tình cảm quý giá nhất của thời tuổi xuân. Những câu hát có ý nghĩa đó đã làm cho đôi lứa tuổi trẻ say mê, chìm đắm trong câu hát.
DỊCH BÀI HÁT: “Mùa xuân”
Mùa đông đã hết
Mùa xuân đã đến đúng không em?
Mùa xuân là muôn loài hoa đua nở
Và muôn loài cây đâm chồi, nảy lộc.
Duy nhất có một loài cây
Nở hoa trắng đó là hoa lê
Năm nay là năm tốt
Sao mà người Hán với người Nùng có tết ăn
Người Mông ta không có cái tết to
Nhưng cái tết đã đến ngay phải làm sao đây?
Nhưng không sao
Người vợ hãy đi mời 9 chị em ruột
Người anh đi mời 9 anh em ruột đến,
Cùng nhau ngồi lên bàn
Nói lên cảm xúc của ngày tết,
Để trái tim mọi người được vui.
Mùa đông đã qua, mùa xuân lại về,
Mọi loài hoa đua nhau nở giữa rừng,
Mọi loài cây đua nhau đâm chồi, nảy mầm,
Năm nay là năm vui tết của mọi người.
Còn người Mông chúng tôi
Không có cái tết ăn linh đình,
Người vợ chỉ biết đi mời chị em ruột,
Và người chồng chỉ biết đi mời anh em ruột,
Đến ngồi quanh mâm cơm tết
Nâng ly rượu chúc sức khỏe cho nhau.
Năm nay người Nùng người Hoa
Chuẩn bị cho một cái tết thật chu đáo,
Có đủ các món thức ăn.
Người Mông chúng ta
Không có cái tết ăn như mọi dân tộc khác,
Khi sang một mùa xuân,
Ngoài món ăn truyên thống ra,
Người Mông ta chỉ biết mặc.
Những bộ trang phục mới nhất đi chơi xuân
Người dân tộc Hoa, Nùng.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Việc đưa dân ca tộc người Mông ở vùng Yên Bái- Lào Cai vào chương trình học tại trường CĐ Văn hóa nghệ thuật &Du lịch Yên Bái để phát huy tính tích cực chủ động của HSSV là phù hợp với định hướng về đổi mới giáo dục và đào tạo đã được xác định trong Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Ngày 4-11-2013, và đã được Hội nghị T.Ư 8 (khóa XI) thông qua.
Việc đưa dân ca tộc người Mông ở vùng Yên Bái- Lào Cai vào chương trình học tại trường CĐ Văn hóa nghệ thuật &Du lịch Yên Bái cho HSSV là phù hợp với thực tiễn dạy và học của HSSV tại các nhà trường giáo dục nghề nghiệp nói chung và trường CĐ VHNT&DL Yên Bái nói riêng, hiện tại nếu muốn đưa môn học mới vào chương trình giảng dạy cần phải phát huy tính tích cực của HSSV tại trường.
4.2.1 Thực trạng tình hình của vấn đề
Việc đưa vào giảng dạy môn các bài dân ca tộc Mông tại trường CĐ VHNT&DL Yên Bái, bên cạnh những đề tài rất phong phú, đa dạng về cuộc sống, gia đình, tình yêu, tình bạn, tình làng xóm,.. rất nhiều những chủ đề để HSSV có thể tìm hiểu và tiếp cận để có được những cơ hội mới, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều những khó khăn trong bước đầu của công tác giảng dạy và tồn tại nhiều bất cập. Xuất phát ban đầu từ việc nhà trường còn nhiều khó khăn chưa đủ điều kiện để đưa môn học vào chương trình giảng dạy, nên HSSV chưa được tiếp xúc với môn học mới. Nguyên nhân của vấn đề có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan: Vì điều kiện trường CĐ VHNT&DL YB chưa thể có đưa môn học dân ca tộc Mông và giảng dạy, cho giảng viên tìm hiểu, tiếp cận tại các xã huyện vùng cao để có những ý tưởng mới trong công tác giảng dạy.
Nguyên nhân chủ quan: Đa số học sinh sinh viên chưa đầu tư và thực sự yêu thích các môn học về dân ca các dân tộc thiểu số. Đa số học sinh sinh viên chưa có ý thức tìm tài liệu, tham khảo thông tin học tập, và nhà trường vẫn chưa đưa được môn dân ca tộc Mông và giảng dạy tại trường CĐ VHNT&DL YB.
4.2.2 Một số phương hướng nhằm đưa môn dân ca tộc Mông vào giảng dạy tại trường CĐ VHNT&DL Yên Bái
Trong dòng chảy của cuộc sống, sự tiếp biến văn hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, người Mông vẫn giữ gìn và bảo tồn tốt phong tục tập quán tôn giáo, tín ngưỡng, tiếng nói và văn hóa nghệ thuật. Một trong những nguyên nhân lý giải cho điều này là do cá tính tộc người và sự tự tôn dân tộc rất cao, giúp họ luôn gìn giữ được gần như nguyên bản những nét văn hóa cổ truyền.
Người Mông là một dân tộc rất nổi tiếng có từ thủa sơ sử, họ là những dân tộc dũng cảm chống ngoại xâm, chống sự bành trướng của người Hán. Trước đây họ ở vùng sông Hoàng Hà, thủ lĩnh của họ đã nhiều lần đánh tan thủ lĩnh của người Hán, sau đó sức ép của dân số phù hợp với cư dân du mục của người Hán nên người Mông phải lui về phương nam, lui về phía tây, họ đi nhiều ngày và đến nhiều nơi, nhưng để cấu kết được họ rất khó bởi người Mông không có chữ nên họ đã cấu kết bằng phong tục tập quán, bằng tiếng nói.
Người Mông như một người có ba yếu tố, một là như một chiến binh rất dũng cảm, nhất là người Mông vùng biên giới chống giặc giã, chống giặc cướp nên trong mỗi một làng của người Mông đều có một đôi chiến binh để bảo vệ, người Mông cũng là nghệ sỹ, tiêu chí của chàng trai Mông bao giờ cũng phải thổi khèn giỏi, thổi sáo và sử dụng các nhạc cụ, và đặc biệt phải là người đàn ông chịu thương chịu khó, phải cầm được cày. Nhắc đến vai trò mạnh mẽ của người đàn ông Mông, ta thường mường tựa ra những công việc mang tính chủ động cao trong lao động, một trong số đó là sự chế tác nông cụ lao động, những dụng cụ đặc thù và gần như duy nhất có thể canh tác trên những vùng núi đá, ngày nào cũng vậy, từ sớm tinh mơ cho đến khi mặt trời xuống núi, người đàn ông Mông nào cũng phải biết rèn để làm ra cuốc, dao đi lên nương, nếu không rèn được thì cũng phải biết cày nương giỏi, lao động giỏi thì mới làm trụ cột gia đình được. ngoài sự chăm chỉ chịu khó lao động của người đàn ông thì người phụ nữ Mông nào cũng biết trồng lanh, xe sợi, may áo cho mình. Làm lụng của con người nơi đây đã tạo nên đức tính nhẫn nhịn kiên cường của người phụ nữ Mông, chính là sự nhẫn nại tuyệt vời trong bản chất của người phụ nữ Mông mà cây lanh gắn bó được với dân tộc này cho đến tận ngày nay. Phụ nữ Mông dù đi đâu,làm gì khi về tới nhà là thoăn thoắt tay, chân, khâu nối sợi chỉ, khi lại dệt vải, công việc này như một niềm vui, họ bảo đi nương về mệt nên khâu nối sợi hay dệt vải thêu thùa là nghỉ ngơi, là giải lao, luôn tay không biết mệt, cái chân không biết mỏi, mỗi sản phẩm thổ cẩm đều đậm sâu cả hình ảnh, phẩm chất cần cù chịu khó và khéo léo của người phụ nữ Mông.
Giảng viên phải biết cách tác động vào nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập của học sinh sinh viên; thiết kế mục tiêu dạy học theo hướng mở; giúp sinh viên hiểu rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của môn học đến chuyên ngành và cuộc sống; hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên; giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tự học của sinh viên, khích lệ sinh viên trong tự học; trong đó, giảng viên cần chú trọng yếu tố “giảng viên vui vẻ, cởi mở, hòa đồng, gần gũi với sinh viên” có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động học tập của sinh viên, chính sự quan tâm chia sẻ, cởi mở hòa đồng sẽ làm thay đổi hành vi của sinh viên giúp cho họ phát huy năng lực sáng tạo trong học tập.
Trước khi chính thức bước vào môn dân ca tộc người Mông, giảng viên cần dành một số thời gian nhất định (có thể là 01 tiết, 01 giờ học…) để nâng cao nhận thức và ý thức đối của sinh viên đối với môn học; hiểu rõ ý nghĩa của môn học đối với ngành nghề và bản thân; thường xuyên tham gia các câu lạc bộ học thuật cũng như hội thảo về sáng tác các ca khúc vùng dân tộc thiểu số đặc biệt là dân tộc Mông; tích cực chủ động trong học tập và quan tâm trao đổi những vướng mắc đối với giảng viên. Vì vậy, giảng viên khi giảng dạy cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên nhằm tác động đến tính tích cực của sinh viên trong quá trình dạy học, mang đến chất lượng học tập cho các em.
Ngoài ra bên cạnh sự tự giác, tích cực, chủ động của giảng viên và sinh viên trong việc vận dụng nguyên tắc tự giác và tích cực thì trong thực tiễn giảng dạy cũng cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, đơn vị chuyên môn cấp khoa, tổ bộ môn. Đối với bộ môn mới này cần lập kế hoạch giảng dạy cụ thể cho môn học, thống nhất trong tất cả các giảng viên giảng dạy những nội dung trọng tâm cần đi sâu, trình tự và phương pháp thực hiện theo đề cương chi tiết học phần.
Nhà trường cũng nên thường xuyên tổ chức cho giảng viên nghe các báo cáo thực tế mời các chuyên gia ở các ngành nghề đào tạo trong trường đến trao đổi những vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân ca dân tộc để giảng viên có thể trao đổi nhằm đem lại hiệu quả cao cho hoạt động giảng dạy. Nhà trường cũng cần tạo điều kiện tổ chức cho giảng viên có thể có một đến hai đợt đi khảo sát thực tiễn để tăng thêm vốn thực tiễn cho giảng viên.
4.2.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Một số phương hướng nhằm đưa môn dân ca tộc người Mông ở vùng Yên Bái- Lào Cai vào giảng dạy tại trường CĐ VHNT&DL Yên Bái đã được bản thân tác giả nghiên cứu, sưu tầm. Hiện tại tỷ lệ HSSV là dân tộc thiểu số và đặc biệt là tộc người Mông là rất lớn, nên đưa môn học này vào chương trình giảng dạy tại trường là điều hết sức cần thiết mang tính tích cực, để các em HSSV được nghiên cứu và tìm tòi chính bản sắc quê hương mình, từ đó các em sẽ biết yêu thương con người, yêu thương gia đình và yêu thương đồng bào các dân tộc trên đất nước ta.
5. Kết luận:
Để có thể phát huy tính tích cực và đưa được ra những phương hướng hiệu quả nhất trong học tập môn dân ca tộc người Mông ở vùng Yên Bái- Lào Cai của HSSV trường CĐ VHNT&DL YB, thì trước hết cần có những người giáo viên có tâm huyết, giành rất nhiều thời gian và công sức để nâng cao trình độ chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp về cơ chế khen thưởng và gắn kết trách nhiệm đúng đắn. Đồng thời để có động cơ tích cực học tập, người học phải cũng cần được giáo dục để nhận thức được rằng học trước hết là cho bản thân mình và chính mình là người phải biết cách biến kiến thức chưa khai phá thành tài sản riêng. Việc dạy học cũng cần hướng vào phát triển cá nhân sao cho cá nhân đó thấy hứng thú học tập vì biết rằng mình có thể áp dụng những nhận thức thu được ở trường học vào suốt cả cuộc đời của họ.