Công trình: Một số giải pháp tổng ghép các tình huống quốc phòng an ninh vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Giáo Dục Quốc Phòng và An Ninh cho học sinh trường THPT Chu Văn An
Link công trình: https://drive.google.com/drive/folders/1myuzmZxgo7DYBbng5DRDtQ3RL5tODk2r?fbclid=IwAR0DexHP5g0_FP_VenrMYKskkyjG9C1rPUl84XTqk4u7J_luBxEEYh1Q1n0
Giới thiệu về công trình:
Phần 1: Thực trạng của vấn đề:
1.1. Thuận lợi :
– Được sự quan tâm giúp đỡ của chi bộ Đảng, ban giám hiệu trường THPT Chu Văn An đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt nên việc triển khai công tác giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng ở nhà trường diễn ra đúng kế hoạch.
– Học sinh hầu hết đã quen dần và đa số học sinh đều cảm thấy gần gũi, với môn học.
– Giờ dạy môn Giáo dục Quốc phòng thực sự mang lại cho giáo viên. sự cảm hứng và muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa.
– Điều kiện sân bãi, phòng học, dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh phần nào đã đáp ứng được nhu cầu môn học.
– Nề nếp, kỷ cương của nhà trường luôn được duy trì thường xuyên và đảm bảo tốt qua từng cấp, từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan và có ý thức học tập tốt.
– Cả 2 giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng và an ninh của nhà trường đều đạt danh hiệu ”Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, và giáo viên dạy giỏi cấp Toàn quốc ’’
1.2. Khó khăn :
– Đội ngũ giáo viên giáo dục Quốc phòng và An ninh hoàn toàn được đào tạo từ chuyên ngành giáo dục thể chất. Đối với lĩnh vực Quốc phòng và An ninh, tuy được đào ngắn hạn qua lớp giáo viên giáo dục Quốc phòng và được tập huấn về chuyên môn nhưng do đây là một lĩnh vực khá mới mẻ và thời gian được lĩnh hội về chuyên môn có hạn nên ít nhiều đã gặp phải khó khăn trong giảng dạy.
– Đối với học sinh : Do khách quan các em được sinh ra và lớn lên trong thời bình và do yêu cầu về lượng kiến thức của các môn học, giờ học cộng thêm áp lực của việc nhận thức chưa đúng về môn học nên đã tác động ít nhiều đến việc xác định nhiệm vụ học tập đối với bộ môn này. Đặc biệt một phận không ít học sinh còn ngộ nhận và coi đây là môn học phụ dẫn đến ý thức học tập môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh chưa cao.
– Dụng cụ, trang thiết bị cho môn học tương đối đầy đủ từ nguồn được Sở giáo dục và đào tạo cấp và một số tự trang bị nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu môn học, tranh ảnh giảng dạy còn hạn chế ở một số nội dung…
Phần 2 : Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
2.1. Sơ lược về giải pháp.
Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá; Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh; cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của thầy thì việc kiểm tra, đánh giá là một công cụ hữu hiệu. Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh phải kích thích được sự tự kiểm tra và đánh giá của học sinh về quá trình học tập của mình. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Ngoài mục đích đánh giá về kiến thức của học sinh, phải đánh giá được kỹ năng của học sinh, từ đó điều chỉnh việc học của học sinh, việc dạy của giáo viên.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình môn giáo dục quốc phòng và tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất – kỹ thuật, các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ công tác dạy và học môn giáo dục Quốc phòng và an ninh; Bên cạnh những mặt tích cực của giáo trình, thì nội dung chương trình, giáo trình môn giáo dục quốc phòng nói riêng, cũng như của tất cả các bộ môn khác nói chung có phần thiên về các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, nhiều khi nặng về quan điểm chính trị, đôi chỗ còn hạn chế về hàm lượng khoa học. Chính vì vậy, môn giáo dục Quốc phòng còn chưa có sức thuyết phục cao đối với những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Các nội dung truyền tải đôi khi còn mang tính trích dẫn.
Muốn lồng ghép một số tình huống quân sự trong giảng dạy nội dung môn GDQP&AN đòi hỏi Giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu có liên quan để nắm được nội dung chương trình một cách chặt chẽ và logic phát triển của nội dung bài học. Hiểu được mục tiêu bài dạy và trình độ phát triển tâm, sinh lý học sinh để có thể đưa ra các tình huống quân sự mà học sinh dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh.
2. 2. Cơ sở lí luận thực tiễn về giải pháp lồng ghép tình huống quân sự trong giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng, an ninh
2.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học bằng phương pháp lồng ghép tình huống quân sự vào giảng dạy môn GDQP&AN.
Trước đây, phương pháp dạy học cũ, phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học một chiều dần được thay thế bằng phương pháp dạy học mới, dạy học tích cực,… Sự tương tác giữa người học và giáo viên nhiều hơn, học sinh được tiếp cận với kiến thức bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Hiện nay, rất nhiều môn học đã dạy học bằng phương pháp tình huống và đã cho thấy kết quả ưu Việt của phương pháp dạy học này. Phương pháp lồng ghép tình huống vào dạy học không những đem lại chất lượng, hiệu quả rất cao cho người thầy mà còn đem lại chất lượng tốt cho người học. Phương pháp lồng ghép tình huống vào dạy học môn GDQP&AN còn phát huy được đầu óc tư duy, sáng tạo của người học. Đặc biệt, phương pháp lồng ghép tình huống có tác dụng khuyến khích học sinh tư duy, tự nghiên cứu có khả năng độc lập tự giải quyết vấn đề mà thực tiễn đề ra. Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc lý thuyết và thực hành, phải sưu tầm những tình huống có thật liên quan đến môn GDQP&AN.
Khi nói đến các tình huống thường ta thấy tình huống được diễn ra trong thời gian ngắn và phạm vi hẹp. Học sinh cần xử lí như thế nào để giải quyết được tình huống phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
Trong môn học GDQP&AN, các tình huống cũng thường xảy ra trong quá trình dạy học, ta gọi là tình huống sư phạm. Ngay trong nội dung môn GDQP&AN cũng có nhiều tình huống cần phải giải quyết như bài: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn, các tư thế vận động trên chiến trường, kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK, chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, ….
2.3.Quy trình xây dựng, xử lí và soạn bài tình huống quân sự.
Muốn có phương pháp dạy học bằng tình huống thì phải xây dựng được tình huống thực tế, phù hợp với bài học và học sinh. Một điều kiện để đạt được hiệu quả của phương pháp sử dụng tình huống quân sự là tình huống đưa ra phải có tính thực tế. Trong giảng dạy GDQP&AN có rất nhiều tình huống được đưa ra nhưng để phân tích tình huống và đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất không phải dễ nhất là đối tượng học sinh mới làm quen với môn GDQP&AN.
Khi xây dựng tình huống về chiến thuật, giáo viên cần nắm chắc tư tưởng chỉ đạo, yêu cầu đạt được của chiến thuật, nắm chắc tình hình địch, ta, quan hệ với đơn vị xung quanh, thực tế trang bị vũ khí đảm bảo cho trận đánh có hiệu quả.
Ví dụ tình huống chiến thuật: Từng người tiến công địch trong ụ súng, lô cốt, chiến hào, giao thong hào, trong căn nhà. Trong khi đó địch có hệ thống hang rào, dây thép gai, xe tăng, xe bọc thép án ngữ. Tình huống xây dựng để học sinh thấy được đâu là vấn đề khó khăn cần giải quyết. Người chiến sĩ phải làm thế nào để vận động tới gần địch, vận động hướng nào, lợi dụng địa hình, địa vật ra sao cần có người khác chi viện hay không, một loạt tình huống đưa ra cần giải quyết.
Muốn giải quyết được tình huống, giáo viên và học sinh phải căn cứ vào yêu cầu chiến thuật như: Bí mật, bất ngờ, tinh khôn, linh hoạt, kịp thời ;biết phát hiện và lợi dụng địa hình, địa vật, điểm yếu của địch tiếp cận tiêu diệt địch; phát huy cao hiệu quả của vũ khí trang bị, tiết kiệm đạn dược.
Muốn xử lí tình huống đúng phải qua 3 bước:
B1: Nghiên cứu tình huống
B2: Tổng hợp, đề ra chủ trương, biện pháp, phương pháp cách làm cụ thể để xử lí tình huống.
B3: Hành động như thế nào, thời gian, địa điểm,với ai, những điều kiện cần có để xử lí tình huống.
Soạn bài giảng theo phương pháp lồng ghép các tình huống :
– Xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài.
– Giới thiệu lý thuyết hoặc những nguyên tắc cơ bản. Giới thiệu tài liệu mà học sinh cần nghiên cứu tham khảo.
– Giới thiệu tình huống, nghiên cứu cá nhân hoặc nghiên cứu thảo luận theo nhóm hoặc thảo luận tùy thuộc vào không gian thời gian, tính chất của tình huống.
– Tổng kết thời gian tranh luận của học sinh, củng cố nâng cao phần lý thuyết và thực hành.
– Kết quả giảng dạy theo phương pháp lồng ghép tình huống quân sự
2.4 Tổ chức lớp học khi lồng ghép tình huống quân sự vào môn GDQP&AN
Giáo viên thực hiện những công việc sau đây:
– Phân chia lớp theo từng tiểu đội, nhóm từ 8-10 học sinh
– Phân tích tình huống cho học sinh giải quyết.
– Hướng dẫn các tiểu đội thảo luận, phân tích tình huống bằng cách đặt ra những câu hỏi quan trọng hoặc những vấn đề then chốt của tình huống.
2.5 Quy trình giải quyết một tình huống quân sự.
Giải quyết một bài tập tình huống trên lớp tiến hành theo trình tự các bước
– Nghiên cứu cá nhân
– Thảo luận theo nhóm
– Viết báo cáo phân tích tình huống
– Thảo luận chung cả lớp
2.6 Những điều kiện áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống
Lồng ghép tình huống và dạy học môn GDQP&AN sẽ đem lại nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, lồng ghép các tình huống để đảm bảo chất lượng cần có các điều kiện sau:
2.6.1 Về quy mô lớp học
Chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất và quy mô lớp học phù hợp lồng ghép các tình huống vào trong môn học. Khi triển khai lồng ghép tình huống cần chia lớp học thành các nhóm nhỏ, như vậy sẽ đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho việc áp dụng phương pháp tình huống.
2.6.2 xây dựng được các tinh huống thực tế trong dạy GDQP&AN.
Trong chương trình môn học GDQP&AN cấp THPT có rất nhiều tình huống có thể xây dựng như: Điều lệnh đội ngũ từng người không có súng, công tác quốc phòng địa phương, kĩ thuật chiến đấu trên chiến trường, kĩ thuật cấp cứu chuyển thương, kĩ thuật sử dụng lựu đạn, kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK,… Tuy nhiên để xây dựng tình huống mang tính khoa học, có cơ sở lý luận và thực tiễn không phải việc dễ làm. Để xây dựng được tình huống giáo viên phải mất rất nhiều thời gian, công sức, phải có kĩ năng tư duy, có khả năng phân tích đánh giá chứng minh các mâu thuẫn của sự vật hiện tượng.
2.6.3 Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng môn học GDQP&AN
Cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học môn GDQP&AN là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng môn học. Thiết bị, cơ sở vật chất phải đáp ứng được những yêu cầu của môn học.
Môn học GDQP&AN khi áp dụng các tình huống phải có đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo đảm bảo cho học sinh có thể tự nghiên cứu và tích lũy những kiến thức cần thiết trước khi phân tích tình huống hoặc cũng có thể xây dựng tình huống.
2.7 Xây dựng Một số tình huống và vận dụng vào giảng dạy môn GDQP&AN cho học sinh trường THPT Chu Văn An.
2.7.1 Một số hiểu biết về chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
Các thế lực thù địch dùng mọi biện pháp, âm mưu, thủ đoạn để chống phá cách mạng Việt Nam bằng các chiến lược “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, bằng các loại vũ khí công nghệ cao” Với việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để đánh tan mọi âm mưu, hành động của kẻ thù. Để xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam là phải giữ vững ổn định chính trị, trật tự an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ công cuộc đổi mới của đất nước.
*Tình huống 1
Bản chất của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là phản động, âm mưu của chúng không hề thay đổi mục tiêu là xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Trong tình hình mới hiện nay, kẻ thù chống phá ta trên khắp các mặt trận chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật, ngoại giao, quân sự, tôn giáo,… bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ”. Đảng ta đã xác định: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, cả hệ thống chính trị, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu, trực tiếp, đồng thời Đảng ta đã đề ra tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cho sự gắn kết nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoàn thiện thể chế chính trị và sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới.
Giải quyết tình huống:
Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN là cuộc chiến tranh do nhân Việt Nam tiến hành một cách toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm “Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hóa, duy trì trật tự an toàn xã hội, giữ vững sự ổn định của đất nước, ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưa chống phá, thù địch, không để bị động bất ngờ.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh là nhân tố cơ bản để tạo nên sức mạnh của quốc phòng, an ninh có tác động to lớn đến hiệu quả xây dựng và sử dụng các tiềm lực khác. Tiềm lực chính trị, tinh thần phản ánh thái độ chính trị của nhân dân đối với quốc gia, đối với chế độ chính trị – xã hội. Tiềm lực chính trị – tinh thần là sức mạnh về mặt chính trị, tinh thần của cả nước. Thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân và lực lượng vũ trang trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần cũng là củng cố sự đoàn kết, nhất trí cao và lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN.
Xây dựng tiềm lực kinh tế phải có nội lực mạnh. Nội lực đó thể hiện ở đảm bảo cơ sở vật chất quốc phòng an ninh. Nội lực của tiềm lực thể hiện ở tính cơ động có thể chuyển từ thời bình sang thời chiến. Nội lực kinh tế còn thể hiện ở sức sống của nền kinh tế, vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa đảm bảo phát triển nền quốc phòng, an ninh.
Xây dựng và phát huy mạnh mẽ tiềm lực khoa học công nghệ. Nền quốc phòng an ninh đòi hỏi rất cao về tiềm lực khoa học công nghệ. Huy động tổng hợp các khoa học công nghệ của quốc gia mà khoa học quân sự làm nòng cốt. Nghiên cứu những vấn đề chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sử dụng các loại vũ khí trang bị, kĩ thuật phù hợp với điều kiện tác chiến mới, trong các tình huống đấu tranh vũ trang và phi vũ trang.
Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân đó chính là gắn chặt “Thế” và “Lực”. Thế trận quốc phòng, an ninh là thế trận toàn dân giữ nước, toàn dân bảo vệ tổ quốc.Tập chung xây dựng thế trận quốc phòng an ninh tập chung vào những nội dung sau:
+ Kết hợp chặtt chẽ thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân trong tổng thể bố trí chiến lược về kinh tế – xã hội.
+ Phân vùng chiến lược quốc phòng an ninh với phân vùng kinh tế, đảm bảo nguyên tắc bảo vệ và xây dựng.
+ Xây dựng phương án bố trí hậu phương chiến lược để làm chỗ dựa cho thế trận quốc phòng an ninh.
*Tình huống 2:
Những chủ nhân tương lai của đất nước, học sinh có vị trí quan trọng, trách nhiệm lớn lao trong xã hội đó là: Vừa phải có nhận thức đúng, đầy đủ về công tác quốc phòng, an ninh trong tình hình hiện nay khi mà trong đời sống xã hội có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sống, môi trường học tập, các thế lực thù địch sử dụng “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” để lôi kéo giới trẻ nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên; Vấn đề đặt ra đối với học sinh là vừa phải học tập tốt, rèn luyện tốt, vừa phải xây dựng niềm tin với đất nước, đồng thời góp sức mình vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân.
Giải quyết vấn đề tình huống:
Học sinh cần nhận thức rõ thủ đoạn âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ”
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta trong mấy nghìn năm dụng nước và giữ nước. Quyết tâm tập chung sức lực vào mục tiêu ổn định kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Đồng thời, không ngừng chăm lo củng cố quốc phòng đây là nhiệm vụ chiến lược thường xuyên lâu dài của toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị
Nhận rõ quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong thời kì mới
Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là trách nhiệm của toàn dân trong đó học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước có vị trí và vai trò quan trọng.
Học sinh phải luôn tích cực học tập tốt, rèn luyện tốt, luôn tin tưởng vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới, tin tưởng vào Đảng, nhà nước, tin tưởng vào con đường XHCN.
Không ngừng học tập bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu CNXH, góp sức cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Tích cực học tập nâng cao hiểu biết về mọi mặt nắm vững kiến thức GDQP&AN; ra sức luyện tập thành thạo các kĩ năng quốc phòng an ninh.
Qua khảo sát ở một số lớp có sử dụng lồng ghép tình huống và không sử dụng kết quả như sau:
Lớp | Sĩ số học sinh | Sử dụng tình huống dạy bài “Một số hiểu biết về chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam” | Số em hiểu rõ về chiến lược “Diễn biến hòa bình,bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch và nhận biết được trách nhiệm của bản thân | Tỷ lệ |
12A1 | 48 | Có sử dụng | 40 | 83% |
12A2 | 46 | Không sử dụng | 34 | 74 % |
Từ kết quả trên cho ta thấy chất lượng môn học được nâng cao rõ rệt. Bên cạnh đó học sinh rất có hứng thú và thích học môn GDQP&AN, hơn nữa giờ dạy GDQP&AN cũng thêm phần phong phú, sinh động và hấp dẫn khi sử dụng tình huống trong giờ dạy.
2.2.8 Giáo án minh họa:
MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong khi nhân dân ta đang nỗ lực đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng cường quốc phòng, an ninh, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, thì lại có người cho rằng “diễn biến hòa bình” là do chúng ta “cố tình nặn ra”, là “sản phẩm trí tuệ không có thực tế”; rằng, chúng ta đã cố tình thêu dệt để hù dọa nhân dân, để che đậy khuyết điểm, chứ không có “diễn biến hòa bình”! Đây là một sự hồ đồ về chính trị của một số người hay là một thủ đoạn chống phá mới của các thế lực thù địch. Có lẽ cả hai.
Cần thấy rằng, khái niệm “diễn biến hòa bình” không phải là sự “sáng tạo” của những người cộng sản, cũng không phải là con “ngáo ộp” được thêu dệt nhằm hù dọa nhân dân, mà đó là một chiến lược, là một sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc trong mục tiêu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội. Đối với cách mạng Việt Nam,“diễn biến hòa bình” là một nguy cơ, trong tình hình hiện nay, càng được ráo riết đẩy mạnh và quyết liệt hơn với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Phần I
KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC DIỄN BIẾN HÒA BÌNH, BẠO LOẠN
LẬT ĐỔ
1. Khái niệm, sự hình thành và phát triển của chiến lược Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch
a. Khái niệm diễn biến hòa bình
“Diễn biến hoà bình” là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm lật đổ chế độ chính trị – xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước không tuân theo sự lãnh đạo của chúng từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự.
Nội dung chính của chiến lược “Diễn biến hoà bình” là kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh…, để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa. Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên về chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. Đặc biệt, chúng coi trọng khích lệ lối sống tư sản và từng bước làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở một bộ phận học sinh. Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản.
b. Khái niệm bạo loạn lật đổ
Là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương.
Về hình thức của bạo loạn, gồm có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang.
Trên thực tiễn, bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động gắn liền với chiến lược “diễn biến hoà bình” để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực thù địch thường kích động những phần tử quá khích, làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội ở một số khu vực và trong một thời gian nhất định (thường chỉ diễn ra trong không gian hẹp và thời gian ngắn) tiến tới lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Quy mô bạo loạn lật đổ, có thể diễn ra ở nhiều mức độ, từ quy mô nhỏ đến lớn. Phạm vi địa bàn xảy ra bạo loạn lật đổ có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất nước, trọng điểm là những vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung ương và địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở các khu vực, địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phương yếu kém.
2. Sự hình thành và phát triển của chiến lược “Diễn biến hoà bình”
Chiến lược “Diễn biến hoà bình” đã ra đời, phát triển cùng với sự điều chỉnh phương thức, thủ đoạn chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến lược “Diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn từ 1945 – 1980: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước sự lớn mạnh của Liên Xô sự ra đời của một loạt nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cách mạng thế giới phát triển nhanh chóng… chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến lược toàn cầu: Ngăn chặn” sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Chiến lược này do Tổng thống Mỹ khởi xướng ngày 12 tháng 3 năm 1947, trong đó coi trọng dùng thủ đoạn quân sự đe doạ, bao vây, can thiệp vũ trang, cùng với tiến hành chiến tranh để “ngăn chặn ” ảnh hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Trước đó ngày 22 tháng 12 năm 1946, Ken-man đại diện lâm thời của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Liên Xô trình nên chính phủ Mĩ một bức điện 8000 từ về kế hoạch chống Liên Xô toàn diện hơn bao gồm: Bao vây quân sự, phong toả kinh tế; lật đổ chính trị; thậm chí dùng vũ lực can thiệp. Tháng 4 năm 1948, Quốc hội Mĩ chính thức phê chuẩn kế hoạch Mác San, tăng viện trợ để khích lệ lực lượng dân chủ, cài cắm gián điệp vào các đảng cộng sản để phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu, hướng họ phụ thuộc vào Mĩ.
Như vậy, cho đến đầu thập kỷ 50, với chủ nghĩa Tru-man ý tưởng “diễn biến hoà bình ” đã được bổ xung cho chiến lược tiến công quân sự của Mĩ chống Liên Xô.
Từ năm 1953, Ai-Xen-Hao nhận chức tổng thống và 1956 lại trúng cử nhiệm kỳ II đến năm 1961, chính phú Mĩ đã đề ra chiến lược quân sự “trả đũa ồ ạt” Ai-Xen-Hao dựa vào sức mạnh của răn đe vũ khí hạt nhân để thực hiện “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản.
Đến tháng 01/1961 Ken-nơ-đi thay Aixenhao và đã đưa ra chiến lược “phản ứng linh hoạt” cùng chiến lược “hoà bình“, thực hiện chính sách “mũi tên và cành Ôliu”..Từ đây, “diễn biến hoà bình” đã bước đầu trở thành chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và luôn đi cùng sức mạnh quân sự.
Tháng 12/1963 Kennơ đi bị ám sát, phó tổng thống Giôn xơn thay thế, kiêm nhiệm tới năm 1969, Giôn xơn thúc đẩy chậy đưa vũ trang, triệt để dùng sức mạnh quân sự đi kèm với những hoạt động phá hoại bằng chính trị mà điển hình là: các vụ bạo loạn ở CHDC Đức (1953), Ba lan, Hungary (1956) Tiệp khắc (1968).
Từ năm 1961 Mĩ tiến hành “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh Cục bộ” chúng đã dưa 50.000 quân Mĩ vào Miền Nam, bị quân và dân ta đánh cho thất bại thảm. hại. Tháng 3/1968 Giôn iXơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bon Miền Bắc Việt Nam, Phải tiến hành đàm phán tại hội nghị Pari, “chiến lược phản ứng linh hoạt” bị phá sản.
Từ năm 1968 đến năm 1972 Nic xơn trúng cử tổng thống trong bối cảnh so sánh lực lượng Mĩ – Xô đã thay đổi nhất là lực lượng hạt nhân chiến lược đang ở thế cân bằng, thất bại trong chiến trường Trung đông, Việt Nam. Nicxơn thực hiện chiến lược quân sự “răn đe thực tế” mà mục đích cơ bản là ngăn chặn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng XHCN đang diễn ra trên toàn thế giới.
Cũng trong thời gian này Mĩ thực hiện chính sách ngoại giao “cây gậy và củ cà rốt ” tuy vẫn coi trọng răn đe vũ khí hạt nhân nhưng đã chủ trương tăng cường tiếp xúc, hoà hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành thẩm thấu tư tưởng văn hoá, gieo rắc hạt giống chống phá từ bên trong… thúc đẩy tiến trình, “diễn biến hoà bình” đối với các nước xã hội chủ nghĩa.
Đến tháng 12 năm 1957, Tổng thống Aixenhao đã tuyên bố “Mĩ sẽ giành thắng lợi bằng hoà bình” và mục đích của chiến lược để làm suy yếu và lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Giai đoạn từ năm 1980 đến nay: Bước vào thập kỷ 80, chủ nghĩa Tư bản đạt được ổn định và có bước phát triển. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng, thực hiện đường lối cải tổ, cải cách sai lầm, càng dẫn đến khủng hoảng trầm trọng. Lợi dụng cơ hội đó, chủ nghĩa đế quốc hoàn chỉnh chiến lược ” diễn biến hoà bình ” và ráo riết thực hiện. Nhằm làm sụp đổ Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu cùng các nước xã hội chủ nghĩa khác. Có thể lấy năm 1988, Ních-Xơn xuất bản cuốn sách “1999, chiến thắng không cần chiến tranh” làm mốc cho sự hoàn chỉnh chiến lược “diễn biến hoà bình”
Sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục ra sức sử dụng chiến lược “Diễn biến hoà bình” để thực hiện âm mưu xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Các thế lực thù địch cho rằng, phải làm xói mòn tư tưởng, đạo đức và niềm tin cộng sản của thế hệ trẻ để “tự diễn biến”, tự suy yếu, dẫn đến sụp đổ, tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở một số nước còn lại.
PHẦN II
CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược”Diễn biến hoà bình”đối với Việt Nam
Chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” chống chủ nghĩa xã hội. Từ đầu năm 1950 đến 1975, chủ nghĩa đế quốc dùng hành động quân sự để xâm lược và muốn biến Việt Nam thành thuộc địa vĩnh viễn của chúng nhưng cuối cùng đã bị thất bại hoàn toàn. Sau khi sử dụng những đòn tấn công bằng quân sự để xâm lược Việt Nam không thành công, chúng đã chuyển sang chiến lược mới như “bao vây cấm vận kinh tế”, “cô lập về ngoại giao” kết hợp với “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi dụng thời kì nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội, từ năm 1975 – 1994 do hậu quả của chiến tranh để lại và sự biến động chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam.
Từ năm 1995 đến nay, trước những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, thì các thế lực thù địch lại tiếp tục điều chỉnh thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta. Chúng đã tuyên bố xoá bỏ “cấm vận kinh tế” và bình thường hoá quan hệ ngoại giao để chuyển sang thủ đoạn mới, đẩy mạnh hoạt động xâm nhập như : “dính líu”, “ngầm”, “sâu, hiểm” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.
Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam là thực hiện âm mưu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc,… Để đạt được mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kì thủ đoạn chống phá nào như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,…Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện nay là toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm độc và nhiều thủ đoạn tinh vi khó nhận biết, cụ thể:
Thủ đoạn về kinh tế. Chúng muốn chuyển hoá nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hoá Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Thủ đoạn về chính trị. Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “tự do hoá” mọi mặt đời sống xã hội, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thủ đoạn về tư tưởng – văn hoá. Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hoá đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Thủ đoạn trong lĩnh vực tôn giáo – dân tộc. Chúng lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận cán bộ để kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc.
Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép để thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với lực lượng vũ trang. Đối với quân đội và công an, các thế lực thù địch chủ trương vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm “phi chính trị hoá” làm cho các lực lượng này xa rời mục tiêu chiến đấu.
Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại. Các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.
Các thế lực thù địch chú trọng nuôi dưỡng các tổ chức phản động sống lưu vong ở nước ngoài và kết hợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nước gây rối, làm mất ổn định xã hội ở một số vùng nhạy cảm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ của Việt Nam. Chúng tiến hành nhiều hoạt động xảo quyệt để lôi kéo, mua chuộc quần chúng nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương. Vùng Tây Bắc, chúng kích động người H’Mông đòi thành lập khu tự trị riêng. Vùng Tây Nguyên, chúng ra sức tuyên truyền thành lập nhà nước Đề Ga, chờ thời cơ thuận lợi để tiến hành lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch đã sử dụng để tiến hành bạo loạn lật đổ chính quyền ở một số địa phương nước ta là: kích động sự bất bình của quần chúng, dụ dỗ và cưỡng ép nhân dân biểu tình làm chỗ dựa cho lực lượng phản động trà trộn hoạt động đập phá trụ sở, rồi uy hiếp khống chế cơ quan quyền lực của địa phương. Trong quá trình gây bạo loạn, bọn phản động tìm mọi cách để mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng và kêu gọi sự tài trợ tiền của, vũ khí ngoài nước vào để tăng sức mạnh.
Yêu cầu đặt ra là phải nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, dự báo đúng thủ đoạn, quy mô, địa điểm và thời gian. Nắm vững nguyên tắc xử lí trong đấu tranh chống bạo loạn lật đổ là: nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, sử dụng lực lượng và phương thức đấu tranh phù hợp, không để lan rộng kéo dài.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, phương châm phòng, chống chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
a. Mục tiêu
Mục tiêu của chiến lược “Diễn biến hoà bình” mà các thế lực thù địch tiến hành ở Việt Nam là làm chuyển hoá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là phải làm thất bại âm mưu thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam. Giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước, tạo môi trường hoà bình để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc
b. Nhiệm vụ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. Đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hiện nay, đồng thời, còn là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Chủ động phát hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta, kịp thời tiến công ngay từ đầu. Xử lí nhanh chóng, hiệu quả khi có bạo loạn xảy ra và luôn bảo vệ tốt chính trị nội bộ.
c. Quan điểm chỉ đạo
+ Đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực.
Thực chất chiến lược diễn biến hoà bình” mà các thế lực thù địch sử dụng để chống phá cách mạng nước ta là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc. Mục tiêu của chiến lược đó là nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng, làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và chuyển hoá theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Do đó, cuộc đấu tranh sẽ hết sức gay go, quyết liệt và lâu dài trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Chống “diễn biến hoà bình” là cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hiện nay để bảo vệ vững chắc xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mà các thế lực thù địch sử dụng trong chiến lược “diễn biến hoà bình” với nhiều đòn tấn công “mềm” trên tất cả các lĩnh vực để chống phá cách mạng nước ta. Vì thế, Đảng ta đã xác định rõ nội dung bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay là toàn diện, coi trọng giữ vững an ninh kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng.
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”.
Các thế lực thù địch sử dụng sức mạnh tổng hợp để chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đánh vào mọi tầng lớp nhân dân lao động, mọi tổ chức chính trị – xã hội, mọi lĩnh vực. Do đó, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
d. Phương châm tiến hành
Kết hợp chặt chẽ giữa giữ vững bên trong với chủ động ngăn chặn, phòng ngừa và chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Do đó, mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân phải thấy rõ tính chất nham hiểm của chiến lược “Diễn biến hoà bình”. Từ đó, phải nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của kẻ thù nhằm chống phá cách mạng nước ta.
Chủ động, kiên quyết, khôn khéo xử lí tình huống và giải quyết hậu quả khi có bạo loạn xảy ra, giải quyết các vụ gây rối, không để phát triển thành bạo loạn. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bao giờ cũng chủ động chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước làm suy yếu từ bên trong và khi có thời cơ tiến hành lật đổ chế độ xã hội. Thực tế chứng minh, chủ động tấn công sẽ tạo thuận lợi giành thắng lợi trong chiến tranh nói chung và trong phòng chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của kẻ thù đối với nước ta.
Xây dựng tiềm lực vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế, kịp thời làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù đối với Việt Nam. Trên thực tế, kẻ thù thường cấu kết lực lượng phản động ở ngoài nước với những phần tử cực đoan, chống đối ở trong nước và bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và thâm hiểm, tổng hợp. Do vậy, phải thường xuyên coi trọng xây dựng tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về mọi mặt. Chú trọng tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân lao động hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn cơ bản trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” mà kẻ thù sử dụng để chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
4. Những giải pháp phòng, chống chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay
a. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế:
Muốn ngăn chặn, đấu tranh đạt hiệu quả, làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của kẻ thù đối với nước ta thì phải giữ vững sự ổn định xã hội và làm cho đất nước ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Tệ quan liêu, tham nhũng được kẻ thù lợi dụng để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, kích động nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương, chống Đảng và Nhà nước ta, gây mất ổn định xã hội. Do đó, việc đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế là giải pháp hữu hiệu để giữ vững và thúc đẩy yếu tố bên trong của đất nước luôn ổn định.
b. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ
Chủ động nắm địch, phát hiện kịp thời những âm mưu, thủ động của các thế lực thù địch sử dụng để chống phá cách mạng nước ta có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Do vậy phải giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội để mọi người dân Việt Nam, mọi tổ chức chính trị – xã hội đều nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của kẻ thù chống phá cách mạng Việt Nam. Cần phải đấu tranh phê phán những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác cách mạng trong một bộ phận nhân dân, học sinh trước âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của kẻ thù chống phá nước ta hiện nay. Mỗi người dân Việt Nam phải có tri thức, có bản lĩnh chính trị, có phương pháp xem xét phát hiện và báo cáo kịp thời thủ đoạn chống phá của kẻ thù cho cơ quan chức năng xử lí không để bất ngờ.
c. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân
Đối với nước ta, bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mĩ và các thế lực thù địch lợi dụng sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa, ở Liên Xô và Đông Âu, lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố, tấn công quyết liệt vào độc lập chủ quyền của các quốc gia, dân tộc, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có nước ta.
Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho các tầng lớp nhân dân phải mang tính toàn diện, nhưng tập trung vào: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước; tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá đất nước ta; quan điểm, đường lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
d. Xây dựng cơ sở chính trị – xã hội vững mạnh về mọi mặt
Xây dựng cơ sở chính trị – xã hội vững mạnh sẽ bảo đảm cho chế độ xã hội luôn ổn định, phát triển. Do vậy, phải luôn luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, mọi miền đất nước; đoàn kết trong Đảng và ngoài Đảng,
d. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên phải rộng khắp ở tất cả các làng, bản, phường, xã, thị trấn, các cơ quan, tổ chức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bảo đảm triển khai thế trận phòng thủ ở các địa phương, cơ sở. Phải chú trọng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng nhưng lấy chất lượng là chính.
Ở mỗi địa phương, phải chú trọng kết hợp phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở. Quần chúng là nền tảng, là gốc rễ của dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vì vậy, quần chúng cũng là đối tượng để kẻ thù lợi dụng, mua chuộc nhằm thực hiện âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm chống phá cách mạng nước ta.
e. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của địch
Mỗi thủ đoạn, hình thức, biện pháp mà kẻ thù sử dụng trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, cần có phương thức xử lí cụ thể, hiệu quả.
Khi mỗi tình huống bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, xử trí theo nguyên tắc nhanh gọn – kiên quyết – linh hoạt – đúng đối tượng – không để lan rộng, kéo dài. Từ đó, xây dựng đầy đủ luyện tập các phương án sát với diễn biến từng địa phương, từng đơn vị, từng cấp, từng ngành. Hoạt động xử lí bạo loạn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, các ngành tham mưu, quân đội và công an.
f. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động
Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là để tạo ra cơ sở vật chất, phát triển lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; đồng thời, là điều kiện để tăng năng suất lao động của xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động, để tạo nên sức mạnh của thế trận “lòng dân”.
Những giải pháp trên đây có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm đấu tranh ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của kẻ thù sử dụng để chống phá Việt Nam hiện nay. Vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ này không nên coi nhẹ hoặc tuyệt đối hoá một giải pháp nào.
KẾT LUẬN
Học sinh, sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, đồng thời cũng là một đối tượng mà các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng, chống phá nhằm làm suy thoái về đạo đức, lối sống và phai nhạt niềm tin, lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy là sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cần phải có nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt, cống hiến cho đất nước, phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết không để kẻ thù lợi dụng, kịp thời phát hiện và tích cực đấu tranh, ngăn ngừa, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, giữ vững sự ổn định mọi mặt của Học viện góp phần thực hiện thực thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng chống phá các nước xã hội chủ nghĩa như thế nào ?
3. Chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá đối với Việt nam hiện nay ?
4. Phương hướng, giải pháp cơ bản phòng, chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ? Liên hệ với vai trò, trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong phòng, chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ?
2.2.9 Thực nghiệm sư phạm
* Mục tiêu thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở những nội dung đề xuất ở trên, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm: Kiểm định tác dụng của việc lồng ghép tình huống để dạy học có hiệu quả Bài 4 “Một số hiểu biết về chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam”– Chương trình Giáo dục Quốc phòng, An ninh lớp 12.
* Tổ chức thực nghiệm sư phạm
– Chọn đối tượng thực nghiệm sự phạm
Tôi chọn ra hai lớp có kết quả trung bình môn của học kì I tương đương nhau, cụ thể: Lớp 12A1 và lớp 12A2
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Ở lớp 12A1 tôi sử dụng lồng ghép tình huống, Ở lớp 12A2 tôi không sử dụng lồng ghép tình huống.
– Sau khi dạy xong, giáo viên sẽ dành khoảng 10 phút cho học sinh làm bài kiểm tra (dùng chung đề kiểm tra cho cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) nhằm đánh giá kết quả khách quan, hiệu quả của phương pháp dạy thực nghiệm.
* Kết quả thực nghiệm sư phạm, phân tích, đánh giá
Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:
Lớp | Tổng số | Giỏi | Khá | Tb | Yếu | Kém |
12A1 | 48 | 16(33%) | 28(58%) | 4(8%) | 0 | 0 |
12A2 | 46 | 11(24%) | 23(50%) | 12(26%) | 0 | 0 |
Sau khi chấm bài kiểm tra và phân tích số liệu cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, ở lớp thực nghiệm các em học sinh làm bài tốt hơn, nắm được nội dung tốt hơn. Qua đó tôi kết luận những phương pháp dạy học được đề xuất trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm để giảng dạy một số tiết lý thuyết môn GDQP&AN là hoàn toàn khả thi vì đã tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
* Bài học kinh nghiệm
Với một môn học còn khá mới mẻ và đang trong quá trình hoàn thiện việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp như lồng ghép tình huống đã mang lại kết quả khả quan.
Bước đầu ứng dụng vào công tác giảng dạy bộ môn GDQPAN bằng lồng ghép tình huống, đây là phương pháp chưa thật sự phổ biến nên giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Điều này yêu cầu giáo viên và học sinh cần kiên trì, đi từng bước một để ứng dụng có hiệu quả.
Từ việc phân chia nhóm học, trao đổi và báo cáo phương pháp học này sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng sáng tạo, tự tin và bình tĩnh giải quyết tốt các tình huống trước đám đông.
Tâm lý thoải mái sẽ giúp cho việc dạy và học hiệu quả hơn môn giáo dục quốc phòng an ninh và kiến thức của các môn học khác, giúp cho học sinh hiểu bài hơn, và gây hứng thú đối với học sinh.
Phần 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn học Giáo Dục Quốc Phòng và An Ninh:
– Giải pháp 1:
Làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ giáo viên. Bởi lẽ, họ là người trực tiếp giáo dục, quán triệt và giao nhiệm vụ cho học sinh. Chính sự chuyển biến trong nhận thức về công tác GDQP&AN của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của học sinh. Nội dung giáo dục quán triệt tập trung vào đường lối, quan điểm của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác GDQP&AN trong giai đoạn mới hiện nay, như: Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 3/5/2007 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về GDQP&AN, các văn bản quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về GDQP&AN… và những yêu cầu mà học sinh cần đạt được khi học tập tại nhà trường THPT Chu Văn An.
– Giải pháp 2:
Thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, đây là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng môn học GDQP&AN.
– Giải pháp 3:
Thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng, tăng cường giáo dục truyền thống, lịch sử cho học sinh thông qua bảo tàng cách mạng của địa phương; thường xuyên cập nhật thông tin để truyền đạt cho học sinh những tiêu chí mới về bảo vệ Tổ quốc.
– Giải pháp 4:
Thường xuyên phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Bộ CHQS, Hội đồng GDQP&AN tỉnh, giữa các nhà trường với cơ quan quân sự địa phương để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong công tác chỉ đạo và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, sách giáo khoa, tranh ảnh, mô hình học cụ phục vụ cho môn học; thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá kết quả môn học, hàng năm tổ chức hội thi, hội thao, thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong giảng dạy, học tập môn học GDQP&AN.
– Giải pháp 5:
Thường xuyên quan tâm đầu tư ngân sách, đổi mới chế độ chính sách cho giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học GDQP&AN theo chế độ hiện hành, nhằm động viên kịp thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Qua thực nghiệm ở một số lớp kết quả cho thấy đa số học sinh khi sử dụng phương pháp mới học tập rất tự giác, tích cực, hứng thú trong xây dựng nội dung bài học, biết cách tư duy, tìm tòi, khai thác, khám phá và tổng hợp kiến thức của mình vào nội dung bài học và tiếp thu được nội dung kiến thức một cách nhanh nhất, bên cạnh đó cũng làm cho giáo viên có ý thức trách nhiệm cao hơn với môn học, chịu khó tìm hiểu học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp dạy học của bản thân, từ đó hình thành niềm vui, niềm say mê nghiên cứu để giảng dạy môn học ngày càng chất lượng và hiệu quả hơn.
Với phương pháp trên, các em đã tự khám phá, tìm hiểu, phát huy tốt năng lực tự học, cũng từ đây đã góp phần hình thành, rèn luyện ý thức cho học sinh bằng những hành động nhỏ nhất nhưng rất thiết thực cho cuộc sống các em trong cộng đồng các em sinh sống như: thực hiện quy chế trường lớp đề ra: nghiêm túc trực nhật vệ sinh, tham gia đội tự vệ của trường, … đặc biệt là kiến thức với các em nhẹ nhàng, các em thích học bộ môn, mục tiêu từng tiết học, bài học, môn học đạt được: lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt ý thức chủ quyền về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút trong quá trình dạy học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh .Trong khuôn khổ của đề tài cùng với thời gian và khả năng còn có những hạn chế nhất định và đây cũng mới là bước nghiên cứu và vận dụng lần đầu nên mong được những ý kiến đóng góp thiết thực và chân thành của anh em, bạn bè và đồng nghiệp…để nhằm ngày càng nâng cao chất lượng dạy học môn học giáo dục quốc phòng – An ninh trong trường THPT Chu Văn An cũng như góp phần tích cực và có hiệu quả vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân ngày càng vững mạnh và phát triển.
2. Kiến nghị
Đối với giáo viên cần kiên trì, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn các em thực hiện công việc của mình ở nhà và ở lớp một cách thường xuyên. Bước quan trọng nhất để các em thích ứng với phương pháp giảng dạy này chính là sự hướng dẫn của giáo viên chuyển từ bước chia nhóm, hoạt động nhóm và báo cáo nên giáo viên cần nắm chắc và có nhiều biện pháp phù hợp để mang lại hiệu quả.
Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém việc phối hợp tích cực với giáo viên và hoạt động nhóm sẽ giúp các em hoàn thiện bản thân thông qua phương pháp học và nâng cao hiệu quả, thành tích học tập.
Nhà trường, các cấp lãnh đạo cần tạo điều kiện và giúp đỡ giáo viên trong việc hoàn thành ý tưởng của mình trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và áp dụng tại cơ sở.
Xin chân thành cảm ơn!
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo; BGH các Nhà trường và sự quan tâm tìm hiểu của các thầy cô giáo.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả:
Qua thực tế những năm giảng dạy môn giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Chu Văn An. Với sự cố gắng nghiên cứu, trao dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp bản thân tôi đã đúc kết được một số biện pháp cụ thể như trên và đã tiến hành thực nghiệm đồng thời triển khai cho tổ áp dụng vào giảng dạy cho học sinh khối lớp 12 của nhà trường trong suốt thời gian qua.
– So sánh kết quả học tập của 2 lớp tôi đã chọn để thực nghiệm và đối chứng trong năm học 2020 – 2021 trong đó lớp 12A1 được tiến hành giảng dạy bằng phương pháp đổi mới như đã nêu ở trên, còn lớp 12A2 tiến hành giảng dạy theo phương pháp truyền thống .
* Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm môn giáo dục quốc phòng – an ninh của toàn trường qua từng năm học được nâng dần lên:
Xếp loại
Năm học |
GIỎI | KHÁ | TRUNG BÌNH | YẾU |
2020-2021 | 79% | 21% | 0% | 0% |
2019-2020 | 65% | 35% | 0% | 0% |
2018-2019 | 61% | 39% | 0% | 0% |
Như vậy thực hiện việc đổi mới các phương pháp dạy học và sử dụng các giải pháp trên so với trước đây, tôi nhận thấy kết quả thật khả quan, sự hứng thú trong học tập môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh của học sinh được nâng lên rõ rệt. Tiết học không còn căng thẳng, khô khan hay nhàm chán. Ngược lại học sinh có sự chuyển biến tích cực rất nhiều; chịu khó tìm tư liệu nhiều hơn, những điều chưa hiểu cũng được mạnh dạn trao đổi với bạn bè và giáo viên. Vì vậy kết quả được tăng lên rõ rệt.
8. Danh sách tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến lần đầu:
Số TT | Tên tổ chức | Địa chỉ | Lĩnh vực áp dụng sáng kiến |
1 | Tập thể lớp 12A1 | Trường THPT Chu Văn An | GDQP&AN |
2 | Tập thể lớp 12A2 | Trường THPT Chu Văn An | GDQP&AN |