Công trình: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương
Link công trình: https://drive.google.com/drive/folders/1q4AQdO8ojL9ot5RS6V7ybFqdq46lSA1q?usp=sharing
Giới thiệu về công trình:
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện KNS cho HS là nhằm giúp các em rèn luyện KN ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và KN làm việc theo nhóm, KN hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh (HS) tiểu học việc hình thành các KN cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
Kỹ năng sống (KNS) là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”. Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp).
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
Tại Việt Nam: Kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: “Hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị “lạm dụng” khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó”.
Bước vào lớp 1 được coi là một hành trình lí thú trong cuộc đời của trẻ. Đây cũng là lứa tuổi vốn hiếu động, hiếu kì và thích khám phá những điều mới lạ. Nhưng khi xã hội ngày càng hiện đại, càng phát triển thì những mối nguy hiểm cho trẻ ngày càng nhiều. Những nguy hiểm xảy ra với trẻ em tìm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học mà còn ở bất kì đâu trong cuộc sống. Đặc biệt ở lứa tuổi này các bé vẫn chưa nhận thức được những nguy hiểm đối với bản thân trẻ, cũng như chưa có nhiều các kĩ năng để bản thân thoát được những mối nguy hiểm đó. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng bảo vệ là việc rất cần thiết.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không khó để bắt gặp những đứa trẻ được chăm bẵm từ cái ăn, cái mặc, đến việc vệ sinh cá nhân. Dường như trẻ được phục vụ mọi lúc mọi nơi. Đây cũng xuất phát từ tâm lí của những bật làm cha làm mẹ muốn dành cho con em mình những điều tốt nhất. Nhưng việc con cái không thể tự phục vụ bản thân vô tình sẽ làm mất dần kĩ năng sống, tính tự lập cần có ở trẻ. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ là không thể thiếu đối với các em.
Việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân phải được đo bằng sự vận dụng những kĩ năng đó vào trong cuộc sống hằng ngày. Kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân là yếu tố quan trọng và cần thiết để giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện, biết phân biệt được những việc nên làm và không nên làm, tăng cường được tính độc lập cũng như có những kiến thức, kĩ năng cần thiết để bảo vệ bản thân. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, trẻ em nào cũng cần có một số kĩ năng, kĩ xảo, các kiến thức cơ bản để có thể hòa nhập được với môi trường học tập mới. Ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động hay bắt chước và làm theo, các em vẫn chưa hiểu rõ hành động của mình là đúng hay sai. Vậy nên câu hỏi được đặt ra đó là: cần cung cấp cho trẻ những kiến thức gì và rèn luyện các kĩ năng như thế nào để được hiệu quả?
Hiện nay, giáo dục kĩ năng sống đã và đang phổ biến ở tất cả các trường đặc biệt là trường tiểu học. Bên cạnh đó việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ cũng đã được quan tâm nhưng chưa đúng mức. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp Giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1 Trường tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương”
- Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân và khảo sác thực trạng kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương.
- Nội dung nghiên cứu
- Khái quát một số vấn đề lý luận về kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân; một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân.
- Khảo sát thực trạng kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động học tập và hoạt động ngoại khóa ở trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương.
– Phạm vi nghiên cứu: vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trên khách thể là học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương.
- Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Mục đích: Xây dựng phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận về kĩ năng bảo vệ và tự phục phục và giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ cho học sinh tiểu học.
- Cách tiến hành: Tìm hiểu, tham khảo, thu thập các tài liệu nghiên cứu, các công trình liên quan đến giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Mục đích: Quan sát ghi lại các hành động, lời nói, nét mặt, cử chỉ,… của học sinh liên quan đến kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân.
- Phạm vi quan sát: Thông qua các giờ học môn đạo đức và hoạt động ngoại khóa.
- Đối tượng quan sát: Quan sát các hành vi, biểu hiện của học sinh thông qua các hoạt động bảo vệ và tự phục vụ bản thân.
- Phương pháp điều tra
- Mục đích: Khảo sát thực trạng kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương.
- Nội dung điều tra:
- Nhận thức của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương về kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân.
- Kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương.
- Đối tượng khảo sát: học sinh lớp 1; Giáo viên chủ nhiệm lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương.
- Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả nghiên cứu, tăng mức độ tin cậy và độ giá trị của số liệu
- Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian | Công việc |
Tháng 9/ 2020 | Đăng kí giáo viên hướng dẫn, tên đề tài nghiên cứu. |
Tháng 9/ 2020 | Viết đề cương nghiên cứu. |
Tháng 10/ 2020 | Nộp đề cương nghiên cứu. |
Tháng 11/ 2020 | Bảo vệ đề cương nghiên cứu. |
Tháng 12/ 2020 | Nghiên cứu cơ sở lí thuyết. |
Tháng 1/ 2021 | Tiến hành thực hiện điều tra. |
Tháng 2/ 2021 | Xử lí số liệu. |
Tháng 3/ 2021 | Tổng hợp viết báo cáo luận văn. |
Tháng 4/ 2021 | Nộp luận văn về khoa đào tạo. |
Tháng 5/ 2021 | Bảo vệ luận văn. |
- Kết cấu của đề tài
Luận văn bao gồm: chương 1, chương 2, chương 3, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Phần 2: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
- . Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu kĩ năng ở mức độ khái quát, đại diện cho hướng nghiên cứu này có P.I.Galperi, V.A.Cutexki, P.V.Petropxki,… trong các công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào vấn đề hình thành tri thức và kĩ năng theo lí thuyết hình thành hành động tí tuệ theo giai đoạn.
Nghiên cứu kĩ năng ở mức độ cụ thể, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu kĩ năng lao động gắn với tên tuổi các nhà tâm lí- giáo dục như V.V.Tseburseva, kĩ năng học tập gắn với G.X.Cochiuc, N.A.Menchinxcaia, kĩ năng hoạt động sư phạm gắn với tên tuổi X.I.Kixegops.
Kĩ năng sống được đề cập trong các chương trình hành động của UNESCO (Tổ chức văn hóa, koa học và giáo dục của Liên hiệp Quốc), WHO (Tổ chức y tế thế giới), UNICEF (Qũy nhi đồng Liên hiệp Quốc) cũng như các tổ chức xã hội trong và ngoài nước… ở hướng ngiên cứu này các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kĩ năng của từng hoạt động, mô tả chân dung các kĩ năng cụ thể, các điều kiện, quy trình hình thành hệ thống các kĩ năng đó. Trong đó, việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh các cấp đã được cộng đồng và xã hội hết sức quan tâm đặc biệt là cấp tiểu học. Các em không chỉ phải học giỏi về kiến thức mà còn phải tôi luyện được những kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân, qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để tang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn. Việc thiếu kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân sẽ dẫn đến niều hệ lụy như: trẻ sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm, trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể.
Thời gian qua, dư luận đã phản ánh khá nhiều về thực trạng thanh thiếu niên thiếu kiến thức về kĩ năng sống mà trong đó kĩ năng cơ bản nhất là kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân. Phần đong trẻ còn rất thụ động chưa nhận biết được mối nguy hiểm có thể xảy ra đối với mình, chưa có khả năng ứng phó kịp thời những tình huống nguy hiểm, cũng như chưa biết cách phục vụ bản thân mình… Có nhiều nguyên nhân dẫn đén tình trạng trên, trong đó việc ba mẹ trong gia đình thường xuyên yêu thương, chiều chuộn, bao bọc trẻ, luôn có thói quen làm thay trẻ trong tất cả mọi việc vì sợ con gặp nguy hiểm hay sợ con làm hỏng việc. Trong khi đó ở trường, tâm lí của giáo viên thường là mong cho học sinh có kết quả nhanh lại hay dung mệnh lệnh mà quên đi việc giải thích cho trẻ hiểu vì sao lại làm như vậy. Chính vì vậy, rất khó hình thành kĩ năng trong đứa trẻ.
Trang bị kĩ năng để trẻ biết bảo vệ và tự phục vụ bản thân là hành trang vô cùng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với mọi biến đổi trong cuộc sống, hình thành thói quen và các kĩ năng ứng phó với nguy hiểm khi trẻ gặp phải trong gia đình, trường học, ngoài xã hội. Giúp trẻ tự tin sẵn sàn vượt qua những nguy hiểm trong cuộc sống.
- . Cơ sở lí luận của đề tài
- Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Kỹ năng
1.2.1.1.1. Khái niệm kĩ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định nghĩa này thường được bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và các quan niệm cá nhân của người viết như:
Theo quan điểm triết học, kĩ năng có cả ở người và động vật. Cơ chế tâm lý của sự hình thành kĩ năng ở người và động vật là hoàn toàn tương tự như nhau. Tuy nhiên kĩ năng của con người là có ý thức còn kĩ năng ở động vật là không có ý thức. Về bản chất, quan điểm Triết học xem xét kĩ năng nghiên về mặt kĩ thuật của hành động. Đó là những động tác máy móc, do được lặp đi lặp lại mà thành. Đồng thời họ cũng khẳng định kĩ năng chính là kết quả của hành động và có liên quan chặt chẽ tới năng lực là điều kiện của hoạt động sáng tạo của con người [3].
Theo từ điển Oxfort, kĩ năng là khả năng để làm tốt một công việc nào đó thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm. Theo đó, kĩ năng được hiểu là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó [34].
Theo Từ điển Tiếng Việt, kĩ năng là “khả năng vận dụng kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [15, tr.527].
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kĩ năng là dạng hành động tự giác, được thực hiện có kĩ thuật, dựa vào những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội ở cá nhân,và có kết quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã định trước. Có kĩ thuật tức là không tùy tiện mà tuân theo trình tự, quy tắc và yêu cầu ki thuật [7].
Còn theo Wikipedia Tiếng Việt, kĩ năng là “khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kĩ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lí và giao tiếp”.
Theo từ điển giáo dục học, kĩ năng là “khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [5, tr.220]
Như vậy, có thể thấy mặc dù có những định nghĩa khác nhau về kĩ năng, tuy nhiên đều thừa nhận rằng kĩ năng là một quá trình tâm lí, được hình thành khi con người áp dụng kiến thức vào thực tiên. Kỹ năng có được là do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nất định nào đó.
1.2.1.1.2 Đặc điểm của kĩ năng
Kĩ năng được thể hiện thông qua việc thực hiện được hành động để giải quyết nhiệm vụ có kết quả. Một hành động được xem là có kĩ năng được thực hiện dựa trên sự hiểu biết và lựa chọn cách thức để tiến hành thao tác. Tính đúng đắng, sự thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo là tiêu chuẩn quan trọng để xác định sự hình thành và phát triển của kĩ năng. Một hành động chưa thể được gọi là có kĩ năng nếu còn mắc nhiều lỗi vụng về, thao tác diễn ra theo khuôn mẫu cứng nhắc. Nếu xét một cách tổng thể thì kĩ năng có những đặc điểm chính sau và đây cũng là tiêu chí để đánh giá một kĩ năng:
Kĩ năng có tính đúng đắn: Khi một cá nhân có kĩ năng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó thì cá nhân đó sẽ thực hiện các công việc trong lĩnh vực đó một cách có hiệu quả. Các thao tác và kĩ thuật hành động sẽ trở nên chính xác và đúng đắn hơn, ít phạm phải các sai lầm và các lỗi không đáng có. Tuy nhiên, ở những giai đoạn đầu hình thành kĩ năng, chủ thể thực hiện hành động vẫn còn nhiều sai phạm nhất định. Càng về sau, do quá trình rèn luyện kĩ năng càng được hoàn hảo hơn ít mắc phải thậm chí không còn mắc phải thì các sai phạm trong quá trình thực hiện các hành động và thao tác.
Kĩ năng có tính thuần thục: tính thuần thục được thể hiện ở sự thành thạo của từng thao tác, sự kết hợp hợp lí giữa các thao tác và koong còn thao tác thừa, không gặp vướng mắc trong quá trình hành động. Khi một người có khả năng tự mình thực hiện một cách thuần thục kĩ năng mà không cần đến sự định hướng hay hướng dẫn của người khác thì xem như việc học để hình thành kĩ năng đối với họ đã kết thúc. Tính thuần thục của kĩ năng vừa thể hiện kar năng tiếp thu vừa thể hiện sự nổ lực rèn luyện của người học để đạt đến việc hình thành bền vững kĩ năng đó.
Kĩ năng có tính linh hoạt: việc thể hiện kĩ năng đã được hình thành không phải là sự rập khuôn, máy móc mà đó chính là việc tìm hiểu, đánh giá nhanh và phản ứng một cách hợp lí đối với những tình huống và các vấn đề cần giải quyết. Chủ thể không chỉ thực hiện có hiệu quả các hành động trong một tình huống, một hoàn cản cố định, duy nhất mà chủ thể còn có thể phối hợp các thao tác, sử dụng kiến thức phù hợp vào những tình huống và hoàn cảnh khác nhau mà vẫn đảm bảo được sự chính xác của hành động và mang lại hiệu quả nhất định. Sự linh hoạt này thể hiện ở sự kết hợp giữa cái đã được học và những cái xuất phát từ chính bản thân. Đó là sự kế thừa giữa cách giải quyết cũ và hướng mới.
1.2.1.2. Kĩ năng tự bảo vệ bản thân
1.2.1.2.1. Khái niệm về kĩ năng tự bảo vệ bản thân
Khi nói đến thuật ngữ “tự bảo vệ” thông thường người ta thường liên tưởng đến một cá nhân nào đó có thể gặp nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn, sinh mạng và họ phải nghĩ đến việc dùng cách thức nào đó chẳng hạn như: kêu cứu, võ thuật,… để chống trả ứng phó với những tình huống khó khăn đó. Nói cách khác, “tự bảo vệ” nghĩa là chủ thể hay cá nhân nào đó cần có những kiến thức, những cách ứng xử phù hợp nhất trong những hoàn cảnh nhất định để tự bảo vệ lấy bản thân.
Theo từ điển Tiếng Việt tự bảo vệ có nghĩa là: Tự che chở, tự bảo vệ lấy mình, tự mình giữ lấy mình, chống lại sự xâm hại của kẻ khác.
Trang bị kĩ năng để trẻ tự bảo vệ chính mình là hàn trang vô cùng cần thiết giúp trẻ ứng phó với mọi biến đổi trong cuộc sống. Theo Bộ giáo dục và đào tạo thống nhất quan điểm của UNICEF thì kĩ năng bảo vệ bản thân là một nội dung quan trọng trong nhóm kĩ năng nhận thức về bản thân cần giáo dục cho trẻ.
Vậy chúng ta hiểu kĩ năng tự bảo vệ bản thân là gì? Có thể hiểu: “ Kĩ năng tự bảo vệ là khả năng con người vận dụng những kiến thức để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó được trước các bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy đến để bản thân được an toàn”.
Tự bảo vệ là khả năng trẻ tự giúp bản thân mình phòng tránh những tác động gây hại từ cuộc sống xung quanh trẻ, giúp trẻ sống làn mạnh và an toàn. Nguyễn Thu Hà (2010) cho rằng ”Kĩ năng tự bảo vệ là kĩ năng giúp trẻ nhận ra và biết cách tránh khỏi những nguy hiểm, những mối đe dọa đối với sự an toàn của trẻ”. Kĩ năng tự bảo vệ bản thân là một dạng KNS, mang những đặc trưng của KNS như bao hàm kĩ năng xã hội. Quá trình hình thành và phát triển kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ liên quan chặc chẽ đến sự phát triển các quá trình tâm lí. Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lí được hoàn thiện về phương diện của hoạt động tâm lí (nhận thức, tình cảm, ý chí), xây dựng nền tảng nhân cách ban đầu của con người, có khả năng ứng phó với những thách thức của xã hội hiện đại mà trong đó kĩ năng tự bảo vệ bản thân đóng vai trò quan trọng.
Từ những lý luận trên chúng tôi nhận thấy: “Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn”.
1.2.1.2.2. Các yếu tố hình thành kĩ năng bảo vệ bản thân
- Các yếu tố chủ quan
Trong các yếu tố chủ quan tác động đến hình thành kĩ năng bảo vệ bản thân bao gồm:
– Động cơ: Động cơ là những động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người. C. Mác đã khẳng định: “Con người ta sẽ không làm bất cứ điều gì, nếu nó không liên quan đến nhu cầu, động cơ của họ…”. Vì vậy xâu dựng động cơ đúng đắn có một ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao tính tích cực, góp phần thực hiện tốt mục tiêu hình thành kĩ năng bảo vệ bản thân cho học sinh.
– Nhu cầu: Theo Wikipedia nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu). Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
– Thái độ: Trong tâm lý , thái độ là một cấu trúc tâm lý, một thực thể tinh thần và cảm xúc kế thừa hoặc đặc trưng cho một người. Chúng phức tạp và là một trạng thái có được thông qua trải nghiệm. Đó là trạng thái tâm lý có khuynh hướng của một cá nhân liên quan đến giá trị và nó được kết xuất thông qua một biểu hiện phản hồi đối với bản thân, một người, địa điểm, sự vật hoặc sự kiện (đối tượng thái độ ) từ đó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cá nhân. Nhà tâm lý học nổi tiếng Gordon Allport đã mô tả cấu trúc tâm lý tiềm ẩn này là “khái niệm đặc biệt nhất và không thể thiếu trong tâm lý xã hội đương đại.” Thái độ có thể được hình thành từ quá khứ và hiện tại của một người
– Niềm tin: chính là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động. Bạn không nhất thiết phải tin những gì mình thấy, nhưng bạn thường có xu hướng thấy những gì bạn đã tin. Bạn cũng thường loại bỏ những thông tin trái ngược với những gì bạn đã tin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiến của bạn có dựa trên sự thật khách quan hay chỉ là cảm nhận chủ quan. Nhiều người coi niềm tin như một sự vật, nhưng thật ra nó là một cảm giác chắc chắn về một điều gì đó. Nếu bạn nói rằng bạn thông minh, có nghĩa là bạn nói “Tôi cảm thấy chắc chắn tôi thông minh”. Cảm giác chắc chắn này cho phép bạn khai thông những nguồn năng lực giúp bạn tạo được những kết quả thông minh. Tất cả chúng ta đều có sẵn nơi mình câu trả lời cho hầu hết mọi chuyện hay ít ra chúng ta có thể tìm những câu trả lời cần thiết nhờ những người khác. Tuy nhiên, chúng ta thường thiếu niềm tin, thiếu sự chắc chắn nên không sử dụng được khả năng có sẵn nơi mình.
- Các yếu tố khách quan:
Các yếu tố khách quan bao gồm: Yếu tố xã hội, gia đình, nhà trường… đã tác động trong quá trình giáo dục hình thành kĩ năng bảo vệ bản thân các em học sinh.
Trong đó yếu tố Nhà trường và gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển các kỹ năng bảo vệ bản thân, gia đình, thầy cô giáo dục cho trẻ nhận diện được những đối tượng xấu, những việc nên làm khi có người lạ tiếp cận,…
1.2.1.2.3. Vai trò của kĩ năng bảo vệ bản thân
Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên theo thời gian trẻ cũng phải bắt đầu rời xa vòng tay của ba mẹ để hòa nhập với trường học, xã hội và tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau. Rất nhiều mối nguy hiểm ngoài kia như vấn nạn: xâm hại tình dục, bắt cóc, trẻ bị lạc, trẻ tự ý chạy ra đường gây tai nạn giao thông,…khiến không ít phụ huynh vô cùng lo lắng. Bên cạnh đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những nguy hiểm hay đối tượng nguy hiểm.
Thực tế hiện nay tình trạng trẻ em thụ động không biết ứng phó với những hoàn cảnh nguy cấp, không biết bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ… để lại nhiều hậu quả thương tâm và đáng tiếc. Vì vậy, giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ có vai trò vô cùng quan trọng. Việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân hình thành trong trẻ những nhận thức về những mối nguy hiểm và biết cách ứng phó với những hiểm họa có thể xảy ra.
Giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân giúp trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sông xung quanh, phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng của bản thân. Khi được trang bị kĩ năng tự bảo vệ phù hợp đứa trẻ được đảm bảo nhu cầu an toàn, ổn định về mặt tâm lí có cơ hội để phát triển nhân cách đày đủ và đúng hướng.
Với lứa tuổi này trẻ hiếu động và thích khám phá. Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ, đó được coi là cơ hội đẻ mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị những kĩ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.
Có thể nói, kĩ năng bảo vệ bản thân chính là chìa khóa để giải quyết các vấn đề, kĩ năng bảo vệ bản thân chính là năng lực của mỗi trẻ giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.
1.2.1.3. Kĩ năng tự phục vụ bản thân
1.2.1.3.1. Khái niệm kĩ năng tự phục vụ bản thân
Kĩ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Rèn luyện các kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hìn thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những hoạt động trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu các con không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại.
Tự phục vụ bản thân là tự mình đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần, từ những việc đơn giản đến phức tạp, không nhờ vả, ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác để hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp cho mỗi con người.
1.2.1.3.2. Các yếu tố hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân
– Động cơ: Động cơ là những động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người. C. Mác đã khẳng định: “Con người ta sẽ không làm bất cứ điều gì, nếu nó không liên quan đến nhu cầu, động cơ của họ…”. Vì vậy xâu dựng động cơ đúng đắn có một ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao tính tích cực, góp phần thực hiện tốt mục tiêu hình thành kĩ năng bảo vệ bản thân cho học sinh.
– Nhu cầu: Theo Wikipedia nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu). Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
– Thái độ: Trong tâm lý , thái độ là một cấu trúc tâm lý, một thực thể tinh thần và cảm xúc kế thừa hoặc đặc trưng cho một người. Chúng phức tạp và là một trạng thái có được thông qua trải nghiệm. Đó là trạng thái tâm lý có khuynh hướng của một cá nhân liên quan đến giá trị và nó được kết xuất thông qua một biểu hiện phản hồi đối với bản thân, một người, địa điểm, sự vật hoặc sự kiện (đối tượng thái độ ) từ đó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cá nhân. Nhà tâm lý học nổi tiếng Gordon Allport đã mô tả cấu trúc tâm lý tiềm ẩn này là “khái niệm đặc biệt nhất và không thể thiếu trong tâm lý xã hội đương đại.” Thái độ có thể được hình thành từ quá khứ và hiện tại của một người
– Niềm tin: chính là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động. Bạn không nhất thiết phải tin những gì mình thấy, nhưng bạn thường có xu hướng thấy những gì bạn đã tin. Bạn cũng thường loại bỏ những thông tin trái ngược với những gì bạn đã tin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiến của bạn có dựa trên sự thật khách quan hay chỉ là cảm nhận chủ quan. Nhiều người coi niềm tin như một sự vật, nhưng thật ra nó là một cảm giác chắc chắn về một điều gì đó. Nếu bạn nói rằng bạn thông minh, có nghĩa là bạn nói “Tôi cảm thấy chắc chắn tôi thông minh”. Cảm giác chắc chắn này cho phép bạn khai thông những nguồn năng lực giúp bạn tạo được những kết quả thông minh. Tất cả chúng ta đều có sẵn nơi mình câu trả lời cho hầu hết mọi chuyện hay ít ra chúng ta có thể tìm những câu trả lời cần thiết nhờ những người khác. Tuy nhiên, chúng ta thường thiếu niềm tin, thiếu sự chắc chắn nên không sử dụng được khả năng có sẵn nơi mình.
1.2.1.3.3. vai trò của kĩ năng kĩ năng tự phục vụ bản thân
Tự phục vụ bản thân là một trong những kĩ năng quan trọng thuc đẩy trẻ hoan thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thàn trong cuộc sống. Đây còn được xem là một trong những kĩ năng sống cần thiết nên giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ nhằm giúp trẻ trở thành người độc lập, tự chủ trong cuộc sống và trong mọi tình huống.
Hiện nay, một số bộ phận học sinh lớp 1 chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc tự phục vụ, nhiều lúc trông chờ vào sự hỗ trợ của người lớn. Ở trường cũng như ở nhà, các em hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp tình huống trong thực tế thì lung túng không biết xử lí. Vì vậy giáo dục kĩ năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ khắc phục được những yếu điểm của bản thân.
Chúng ta cần phải rèn luyện kĩ năng tự phục vụ bản thân ngay từ nhỉ thì lớn lên sẽ có thể sống tự lập một cách dễ dàng. Sống tự lập luôn cần tới khả năng tự chủ, không bị nô lệ vào bất cứ chủ thể nào. Các hoạt đọng tự phục vụ bản thân đơn giản như: tự vệ sinh các nhân, tự học, tự ăn,…Những hoạt động đó giúp bản thân có thể sống độc lập, rèn luyện sự khéo léo, tính chủ động cũng như sự tự tin vào chính bản thân.
Việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân sẽ giúp trẻ dễ hòa nhập, thích ứng với cuộc sông và môi trường xung quanh, nâng cao tính tự giác, chủ động độc lập tự chủ trong cuộc sống, tạo dựng được tinh thần tập thể, biết quan tâm và giúp đỡ người xung quanh. Đồng thời giúp trẻ phát triển tính nhanh nhẹn, khả năng tư duy và tăng kar năng tập trung và năng lực quan sát.
Tự phục vụ bản thân là tự mình đáp ứng các nhu cầu của bản thân mình bao gồm những việc làm đơn giản đến phức tạp, không nhờ vả, ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác, để hình những thói quen và lối sống tốt đẹp cho mỗi con người. Vì vậy, giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân là một trong những thói quen hàng đầu cần phải hình thành và rèn luyện ngay từ thuở nhỏ.
1.2.2. Định hướng giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh trong nhà trường tiểu học
Trong nhà trường tiểu học đối với lứa tuổi học sinh lớp 1 phải giáo dục nhằm hình thành ở các em những nhóm kĩ năng cơ bản:
– Kĩ năng bảo vệ bản thân
Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: chạy, nhảy,.. việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ.
Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.
Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.
Giai đoạn từ 4 đến 12 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.
– Kĩ năng tự phục vụ bản thân
Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Đây được xem là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết mà bố mẹ nên dạy và giáo dục con trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Vào độ tuổiTtiểu học, trẻ học hỏi rất nhanh và thường hiếu động với mọi thứ xung quanh. Vì thế, cách giáo dục trẻ ở trường là không bao giờ đủ nếu không có sự phối hợp với gia đình trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Khi con trẻ biết tự phục vụ và chăm sóc bản thân, trẻ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường sống xung quanh ngay cả khi không có bố mẹ chăm sóc.
Ở độ tuổi tiểu học, học sinh hoàn toàn có thể làm những việc nhỏ như tự biết ăn, biết ngủ, tự đi vệ sinh, dọn dẹp chăn gối, tự biết thay quần áo, tự biết cho quần áo bẩn vào máy giặt và giúp đỡ mọi người trong gia đình. Nên chúng ta cần có cách giáo dục con cái cho phù hợp.
1.2.3. Chương trình giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1
Chương trình giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học được thực hiện chủ yếu thông qua các môn Tiếng Việt, đạo đức.
- Môn Tiếng Việt
Mục tiêu và nội dung thông qua môn Tiếng Việt:
- Giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện kĩ năng bảo vệ bản thân và tự phục vụ bản thân cần thiết và phù hợp với lứa tuổi; nhận biết được những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân, biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ, biết sống tích cực với mọi điều kiện, hoàn cảnh.
- Nội dung giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân và tự phục vụ bản thân được thể hiện ở tất cả các nội dung học tập của môn học.
- Môn Đạo đức
Mục tiêu:
+ Bước đầu trang bị cho học sinh những kĩ năng bảo vệ bản thân và tự phục vụ bản thân cần thiết và phù hợp với lứa tuổi.
+ Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực
+ Phát triển khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.
+ Giúp học sinh vận dụng tốt những kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.
+ Biết sống tích cực, chủ động.
+ Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Tiểu kết chương 1
Tổng quan bước đầu tình hình nghiên cứu cho thấy vấn đề “tự bảo vệ và tự phục vụ bản thân của học sinh lớp 1” vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, kể cả trong nước và trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Lâm Tuyền huyện Đơn Dương – Lâm Đồng.
Những kiến thức cơ bản về kĩ năng tự bảo vệ và tự phục vụ bản thân của học sinh lớp 1, những hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh tiểu học sẽ là cơ sở để nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ và tư phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương”; đồng thời là định hướng cho những nội dung tiếp theo của đề tài.
Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục bản thân cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm chung của trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương
Trường Tiểu học Lâm Tuyền được thành lập năm 1976, ban đầu trường lấy tên là Lạc Nghiệp 1, đến năm 1994 trường đổi tên thành trường Tiểu học Lâm Tuyền. Hiện nay, trường gồm một trường chính trường Tiểu học Lâm Tuyền và một Phân hiệu trường Tiểu học Lâm Tuyền. Do điều kiện có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu đối với Phân hiệu trường Tiểu học Lâm Tuyền. Trường thuộc Tổ dân phố thôn Phú Thuận 1, thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng. Đến nay, trường có qui mô 13 lớp/ 400 học sinh, 28 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trường có 20 phòng học, các phòng làm việc và các bộ phận hành chính của trường. Khuôn viên, cảnh quan của nhà trường khang trang, xanh – sạch – đẹp.
Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, đa số có trình độ đào tạo về chuyên môn đạt chuẩn. Chất lượng giáo dục được nâng cao dần, tạo được niềm tin trong phụ huynh học sinh. Năm 2012 – 2013, Nhà trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, và hiện nay đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2.
Năm học 2020 – 2021 , sĩ số học sinh của trường là 400 em, trong đó Khối 1 có 2 lớp, với 60 học sinh.
Học sinh học 2 buổi/ ngày: 100%
Về đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên: Năm học 2020 – 2021 nhà trường được biên chế 28 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 02 người
+ Giáo viên: 21 người
+ Tổng phụ trách: 01 người
Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, phong học và trang thiết bị phòng học đảm bảo cho học sinh được học 12 buổi/ tuần, có sân chơi, bãi tập an toàn.
+ Khối phòng học: 13 phòng học kiên cố
+ Khối phòng phục vụ học tập: 1 phòng Tin học; 1 phòng Thư viện; 1 sân tập thể thao; 2 nhà vệ sinh; 1 nhà xe.
+ Khối phòng hành chính – quản trị: 1 phòng Hiệu trưởng; 1 phòng Phó Hiệu trưởng; 1 phòng Văn thư – kế toán; 1 phòng Y tế; 1 phòng Truyền thống Đội và Kho lưu trữ hồ sơ.
2.1.2. Đặc điểm chung của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền
Trường Tiểu học Lâm Tuyền có 2 lớp 1 với 60 học sinh. Số lượng học sinh của khối 1 khoảng 30 em một lớp. Học sinh có ý thức học tập, rèn luyện có nề nếp, việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, chấp hành các nội qui, qui định khá tốt.
– Đặc điểm tình hình lớp 1B
+ GV chủ nhiệm: Cô Mai Thị Lý
+ Sĩ số: 30 em, trong đó: 14 nữ; 16 nam
+ Số học sinh đi học đúng độ tuổi: 30 em (100%)
+ Kết quả học tập KH1: 10 em hoàn thành tốt; 18 em hoàn thành và 2 em chưa hoàn thành.
+ Học sinh đa số thuộc thôn Phú Thuận 1, Phú Thuận 2, Phú Thuận 3, thị trấn Dran, Đơn Dương, Lâm Đồng. Học sinh ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô.
+ Đa số phụ huynh quan tâm tới việc học của con em mình. Tuy nhiên vẫn còn có một số phụ huynh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, lo việc làm ăn nên chưa sát sao được việc học của con.
– Đặc điểm tình hình lớp 1C
+ GV chủ nhiệm: Cô Nguyễn Thị Bích Chi
+ Sĩ số: 30 em, trong đó: 12 nữ; 18 nam
+ Số học sinh đi học đúng độ tuổi: 30 em (100%)
+ Kết quả học tập HK1: 12 em hoàn thành tốt, 17 em hoàn thành, 1 em chưa hoàn thành.
+ Đa số các em thuộc thôn Phú Thuận 1, Phú Thuận 2 và Phú Thuận 3, thị trấn Dran, Đơn Dương, Lâm Đồng.
+ Phòng học được trang bị cơ sở vật chất tốt, đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu dạy và học.
+ Đa số phụ huynh quan tâm tới việc học của con em mình. Tuy nhiên vẫn còn có một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em, thiếu sự phối hợp giáo dục với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường.
2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục bản thân của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền
– Để đánh giá thực trạng việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền, huyện Đơn Dương, chúng tôi tiến hành điều tra 60 học sinh lớp 1 của trường. Công cụ điều tra: bộ câu hỏi có tính chất tình huống (phụ lục số 2). Kết quả cụ thể như sau:
2.2.1. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Trong nhóm kĩ năng này chúng tôi sử dụng các tình huống số 1, 3, 4, 5, 7, 9,10, 11 (phụ lục số 1). Kết quả khảo sát như sau:
Tình huống 1
Trong lúc Nam đang đứng trước cổng trường chờ bố mẹ đến đón thì một người đàn ông lạ mặt đến nói chuyện và cho kẹo Nam, sau một hồi trò chuyện người ấy nói với Nam rằng “ nếu đi với chú thì chú sẽ mua cho con thật nhiều kẹo”
Nam cần làm gì để bản thân không gặp nguy hiểm?
Tránh xa chú ấy và đi kiếm sự hỗ trợ của cô giáo hoặc bác bảo vệ.
Đi theo chú ấy vì chú có rất nhiều kẹo.
TT | Phương án thực hiện | Số lượng | Tỉ lệ % |
1 | Tránh xa chú ấy và đi kiếm sự hỗ trợ của cô giáo hoặc bác bảo vệ. | 52 | 86,67 |
2 | Đi theo chú ấy vì chú có rất nhiều kẹo. | 8 | 13,33 |
Bảng 1:Tình huống về kĩ năng tự bảo vệ bản thân
Kết quả thống kê ở bảng 1 cho thấy phần lớn học sinh cho rằng cần “ tránh xa chú ấy và đi tìm kiếm sự hỗ trợ từ cô gáo hoặc bác bảo vệ”: 86,67% điều này cho thấy các em học sinh lớp 1 của trường Tiểu học Lâm Tuyền đã có nhận thức đúng về việc cần tránh xa những lời dụ dỗ của người lạ mặt. Tuy nhiên, vẫn còn 13,33% các em học sinh đã lựa chọn “ Đi theo chú ấy vì chú có rất nhiều kẹo”. Vì vậy, trong quá trình tổ chức dạy học và giáo dục giáo viên cần nâng cao hơn nữa nhận thức của học sinh để các em có thể tránh xa được những nguy hiểm.
Tình huống 3: Đánh dấu X vào những ý kiến em cho là đúng.
Kết quả khảo sát được chúng tôi thống kê ở bảng 2.
TT | Phương án thực hiện | Số lượng | Tỉ lệ% |
1 | Giữ khoảng cách với người lạ. | 59 | 98.33 |
2 | Nhận quà, bánh kẹo, cử chỉ ân cần từ người lạ. | 11 | 18.33 |
3 | Hét thật to khi bị người lạ tiếp cận. | 56 | 93.33 |
4 | Khi bị lạc cần tìm chú bảo vệ, chú công an hoặc người lớn đáng tin cậy để gọi điện cho bố mẹ. | 57 | 95 |
5 | Không mở cửa cho người lạ khi người lớn vắng nhà. | 54 | 90 |
6 | Giữ khoảng cách an toàn với một số vật dụng như ổ điện, phich nước, lan can,… | 54 | 90 |
7 | Ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, người thân. | 54 | 90 |
Bảng 2: Nhận diện những tình huống khi gặp sự cố
Về kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho thấy 98.33% học sinh cho rằng phải “ Giữ khoảng cách với người lạ”; 93.33% số học sinh cho rằng cần phải “ Hét thật to khi bị người lạ tiếp cận”; 95% học sinh cho rằng “ Khi bị lạc cần tìm chú bảo vệ, chú công an hoặc người lớn đáng tin cậy để gọi điện cho bố mẹ”; 90% các em nghĩ sẽ “ Không mở cửa cho người lạ khi người lớn vắng nhà”; 90% học sinh cảm thấy cần phải “Giữ khoảng cách an toàn với một số vật dụng như phích nước, ổ điện, lan can” và cũng có 90% học sinh cho rằng phải “ Ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, người thân”. Đa số các em đã nhận thức được cần tránh tiếp xúc với người lạ cũng như nhận biết được một số vật nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa nhận thấy được mức độ nguy hiểm khi bị người lạ tiếp cận, cụ thể như: 18.33% các em học sinh “ Nhận bánh kẹo cử chỉ ân cần từ người lạ” như vậy sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, giáo viên cần có biện pháp giúp các em xác định được những người nên và không nên tiếp xúc.
Tình huống 4: Khi bị lạc, nếu gặp người lạ muốn đưa em về thì em có đi theo không?
TT | Phương án thực hiện | Số lượng | Tỉ lệ % |
1 | Có | 4 | 6.67 |
2 | Không | 56 | 93.33 |
Bảng 3: Tình huống khi bị lạc
Kết quả thống kê ở bảng 3 cho thấy hầu hết học sinh cho rằng khi bị lạc, nếu gặp người lạ muốn đưa em về thì sẽ không đi: 93.33%, điều này cho thấy các em học sinh lớp 1 đa phần đã có nhận thức đúng về việc không nên đi theo người lạ. Tuy nhiên vẫn còn 6.67% các em chưa nhận thức đúng về vấn đề này.
Để biết được theo học sinh thì việc học bơi có cần thiết hay không, chúng tôi sử dụng tình huống 5 dưới đây:
Tình huống 5: Theo em, việc học bơi có cần thiết không?
TT | Phương án thực hiện | Số lượng | Tỉ lệ % |
1 | Có | 45 | 75 |
2 | Không | 15 | 25 |
Bảng 4: Phương án về bơi lội
Việc học bơi là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Và theo thống kê ở bảng 4 đa số học sinh cho rằng việc học bơi là cần thiết: 75%, tuy nhiên vẫn còn 25% các em học sinh nghĩ việc học bơi là không hoặc chưa cần thiết. Hiện nay việc đuối nước xảy ra khá nhiều, không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà người lớn vẫn thường xảy ra nguy cơ đuối nước. Vì vậy, trong dạy học và giáo dục học sinh giáo viên cần nâng cao nhận thức của các em về vấn đề học bơi và phòng tránh đuối nước.
Tình huống 7:
Khi em ở nhà một mình có người lạ gõ cửa và nói với em rằng “ cô là bạn của bố mẹ cháu và muốn được vào nhà”. Em cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân?
TT | Phương án thực hiện | Số lượng | Tỉ lệ % |
1 | Mở cửa cho cô ấy vào vì là người quen của bố mẹ. | 2 | 3.33 |
2 | Nói chuyện thật to để gây chú ý của những người quen. | 51 | 85 |
3 | Im lặng không trả lời và khóa cửa thật cẩn thận. | 59 | 98.33 |
Bảng 5: Tình huống khi gặp người lạ
Kết quả khảo sát cho thấy học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền đã biết cách giũ an toàn cho bản thân. Cụ thể: 85% học sinh cho rằng phải “ Nói chuyện thật to để gây sự chú ý của những người quen”; 98.33% các em nghĩ cần “ Im lặng không trả lời và khóa cửa thật cẩn thận”. Tuy nhiên, vẫn có 3.33% học sinh sẽ “ Mở cửa chô cô ấy vào vì là người quen của bố mẹ” các em chưa nhận thấy được sự nguy hiểm của việc cho người lạ vào nhà. Giáo viên cần có biện pháp giáo dục để nâng cao nhận thức của học sinh.
Tình huống 8: Gặp đèn tín hiệu màu gì thì em được phép qua đường?
TT | Phương án thực hiện | Số lượng | Tỉ lệ % |
1 | Đỏ | 15 | 25 |
2 | Vàng | 1 | 1.67 |
3 | Xanh | 44 | 73.33 |
Bảng 6: Kĩ năng về an toàn giao thông
Vấn đề an toàn giao thông là vấn đề nóng của xã hội, tai nạn giao thông xảy ra hằng ngày. Hàng năm nước ta ghi nhận rất nhiều ca tử vong mà nguyên nhân chủ yếu là vì tai nạn giao thông. Vì vậy giáo dục kĩ năng về an toàn giao thông là hết sức cần thiết. Theo kết quả khảo sát cho thấy các em đã biết được khi đèn tính hiệu màu nào sáng thì được qua đường: 73.33%; tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa nhận biết đúng về đèn tín hiệu. Cụ thể: 25% các em học rằng khi gặp tín hiệu đèn màu đỏ thì được phép qua đường; 1.67% học sinh cho rằng đèn vàng được phép qua đường. Điều này sẽ rất nguy hiểm, khi dạy học giáo viên cần lồng ghép giáo dục an toàn giao thông vào tiết dạy để nâng cao nhận thức cho các em.
Tình huống 9: Những vật dụng gây nguy hiểm?
TT | Phương án thực hiện | Số lượng | Tỉ lệ % |
1 | Phích nước | 59 | 98.33 |
2 | Ổ điện | 58 | 96.67 |
3 | Cốc nhựa | 14 | 23.33 |
4 | Dao, kéo | 57 | 95 |
5 | Bếp ga | 54 | 90 |
6 | Nồi, chảo | 3 | 5 |
7 | Bếp điện từ | 29 | 48.33 |
Bảng 7: Những vật dụng nguy hiểm
Kết quả thống kê ở bảng 7 cho thấy phần lớn học sinh đã phân biệt được những vật gây nguy hiểm cho bản thân. Cụ thể: 98.33% học sinh cho rằng phích nước sẽ gây nguy hiểm cho bản thân; 96.67% các em cho rằng ổ điện cũng là vật dụng gây nguy hiểm; 95% học sinh nhận thấy dao, kéo là vật dụng gây nguy hiểm; 90% học sinh nghĩ rằng bếp ga sẽ gây nguy hiểm cho bản thân; 48.33% học sinh cho rằng bếp điện từ là một vật dụng gây nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn còn một phần nhỏ các em học sinh chưa phân biệt được những vật gây nguy hiểm. Có đến 23.33% học sinh cho rằng cốc nhựa là một vật gây nguy hiểm và 5% học sinh cho rằng nồi, chảo sẽ gây nguy hiểm cho bản thân.
2.2.2. Kĩ năng tự phục vụ bản thân
Để khảo sát kĩ năng này chúng tôi sử dụng các tình huống 2, 6, 10
Tình huống 2: Đánh dấu x vào những công việc thường làm trước khi đến lớp.
TT | Phương án thực hiện | Số lượng | Tỉ lệ % |
1 | Học bài | 46 | 76.67 |
2 | Đánh răng, rửa mặt | 59 | 98.33 |
3 | Thay quần áo | 60 | 100 |
4 | Chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập | 59 | 98.33 |
5 | Tập thể dục | 52 | 86.67 |
6 | Chơi trò chơi điện tử | 5 | 8.33 |
7 | Trông em giúp mẹ | 44 | 73.33 |
Bảng 8: Những việc thường làm trước khi đến lớp
Kết quả khảo sát cho thấy học sinh lớp 1 của trường phần lớn các em đã có những kĩ năng tự phục vụ bản thân. Cụ thể, 76.67% học sinh học bài trước khi đến lớp; 98.33% các em tự đánh răng, rửa mặt; 100% học sinh tự thay quần áo trước khi đến trường; 98.33% học sinh tự chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập trước khi đến lớp; 86.67% học sinh tự tập thể dục để nâng cao sức khỏe; 73.33% các em đã biết trông em giúp mẹ. Tuy nhiên, còn 8.33% các em còn chơi trò chơi điện tử trước khi đến lớp.
Để khảo sát kĩ hơn về kĩ năng tự phụ vụ chúng tôi tiếp tục đưa ra tình huống 6.
Tình huống 6: Hôm nay là chủ nhật Hoa được nghỉ, sau khi ngủ dậy bố mẹ đã đi làm chỉ còn lại một mình em ở nhà. Sau khi ngủ dậy Hoa cần làm những việc gì?
TT | Phương án thực hiện | Số lượng | Tỉ lệ % |
1 | Vệ sinh cá nhân | 60 | 100 |
2 | Gắp chăn mền ngăn nắp | 60 | 100 |
3 | Lấy đồ ăn sáng mẹ đã chuẩn bị sẵn | 60 | 100 |
4 | Tiếp tục nằm đắp chăn | 3 | 5 |
5 | Đi loanh quanh để tìm bố mẹ | 5 | 8.33 |
6 | Lấy sách vở làm bài tập được giao | 60 | 100 |
Bảng 9: Tình huống về kĩ năng tự phục vụ
Tự phục vụ bản thân giúp các em có thể tự làm chủ được chính mình, độc lập trong suy nghĩ, hành động, dễ dàng thích ứng với cuộc sống và môi trường xung quanh. Vì vậy, giáo dục kĩ năng tự phục bản thân là rất cần thiết. Theo kết quả thống kê ở bảng 9 cho thấy hầu hết các em học sinh đã có khả năng tự phục vụ bản thân. Cụ thể, 100% các em học sinh tự vệ sinh cá nhân mà không cần nhờ bố mẹ; 100% học sinh đã biết gắp chăn mền ngăn nắp; 100% học sinh tự lấy đồ ăn sáng mà bố mẹ đã chuẩn bị sẵn; 100% học sinh cho rằng sẽ lấy sách vởi làm bài tập được giao. Tuy nhiên, có 5% các em học sinh cho rằng sẽ tiếp tục nằm đắp chăn khi bố mẹ đi làm và 8.33% học sinh nghĩ rằng sẽ đi loanh quanh để tìm bố mẹ. Như vậy, vẫn còn học sinh chưa nhận thức đúng về vấn đề này và việc tự ý đi tìm bố mẹ sẽ rất nguy hiểm đối với lứa tuổi các em đang là học sinh lớp 1.
Tình huống 10: Đánh dấu x vào những việc hằng ngày em thường làm thể hiện khả năng tự phục vụ bản thân.
TT | Phương thức thực hiện | Số lượng | Tỉ lệ % |
1 | Tự vệ sinh cá nhân | 60 | 100 |
2 | Gấp chăn mền gọn gàng sau khi ngủ dậy | 60 | 100 |
3 | Rửa tay đúng cách bằng xà phòng | 60 | 100 |
4 | Sử dụng thành thạo đũa, muỗng và tự ăn trong các bữa cơm | 60 | 100 |
5 | Tự mình thay quần áo | 59 | 98.33 |
6 | Tự tin khi giao tiếp | 31 | 51.67 |
7 | Lấy đồ và cất đồ đúng nơi, đúng chỗ | 60 | 100 |
8 | Tự cài quai mũ bảo hiểm | 60 | 100 |
9 | Gấp quần áo và cất đúng nơi sau khi đã được giặt sạch | 59 | 98.33 |
10 | Giúp mẹ trông em | 58 | 96.67 |
11 | Phụ bố mẹ quét sân, quét nhà | 60 | 100 |
Bảng 10: Những việc làm hằng ngày
Kết quả khảo sát ở bảng 10 cho thấy đa số học sinh đã có ý thức tốt về việc tự phục vụ bản thân. Cụ thể, 100% học sinh cho rằng các em sẽ tự vệ sinh cá nhân; Gắp chăn mền gọn gàng sau khi ngủ dậy; Rửa tay đúng cách bằng xà phòng; Sử dụng thành thạo đũa, muỗng và tự an trong các bữa cơm; Lấy đồ và cất đồ đúng chỗ; Tự cài quai mũ bảo hiểm; Phụ bố mẹ quét sân, quét nhà. Và có 98.33% các em sẽ tự mìn thay quần áo; 98.33% gấp quần áo và cất đúng nơi sau khi đã được giặt sạch; có đến 96.67% các em đã biết trông em giúp mẹ, ngoài việc biết tự phục vụ bản thân các em đã biết giúp đỡ bố mẹ các công việc phù hợp với khả năng; Tự tin khi giao tiếp không được coi là kĩ năng tự phục vụ bản thân những có đến 51.67% học sinh lựa chọn, tuy nhiên tự tin trong giao tiếp là một trong những kĩ năng sống vì vậy đây cung là một lựa chọn đúng.
* Kết luận:
Từ phân tích các hết quả nghiên cứu thực trạng kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
– Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Đa số học sinh đã có kĩ năng bảo vệ bản thân, nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, xử lí được một số tình huống khi bị lạc và gặp người lạ. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa nhận thức mức độ nguy hiểm của vấn đề này, các em còn suy nghĩ sẽ nhận bán kẹo từ người lạ hay mở cửa cho người lạ vào nhà.
– Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Phần lớn học sinh có kĩ năng tự phục vụ bản thân rất tốt, các em hầu hết đã biết tụ vệ sinh các nhân, tự chuẩn bị sách vở trước khi đến lớp, tự thay quần áo,…Ngoài ra kĩ năng tự phục vụ của một số học sinh vẫn cong hạn chế.
Vì vậy, giáo viên cần phải giáo dục, hướng dẫn để hình thành kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho các em đặc biệt là kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
2.2.3. Những tác dụng và hình thức của việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1
– Tác dụng của việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ và tự phục vụ bản thân: Qua nghiên cứu bằng phiếu khảo sát (2 GV đang giảng dạy lớp 1), chúng tôi rút ra một số tác dụng của việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1:
TT | Phương án thực hiện | Số lượng | Tỉ lệ % |
1 | Giúp trẻ biết cách phản ứng trước những tìn huống xấu có thể xảy ra. | 2 | 100 |
2 | Giúp trẻ phòng tránh được những nguy hiểm. | 2 | 100 |
3 | Giúp trẻ có khả năng xử lí tìn huống và tìm đến những sự giúp đỡ đúng khi cần. | 2 | 100 |
4 | Giúp trẻ nhận thức được những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm. | 2 | 100 |
5 | Giúp trẻ dễ dàng hòa nhập, thích ứng với cuộc sống và môi trường xung quanh. | 2 | 100 |
6 | Giúp trẻ biết làm chủ bản thân. | 1 | 50 |
7 | Nâng cao tính tự giác, chủ động, độc lập trong cuộc sống và trong mọi tình huống. | 2 | 100 |
8 | Giúp trẻ phát triển nhanh nhẹn và khả năng tư duy. | 0 | 0 |
Bảng 11: Tác dụng của việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân
Việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân có rất nhiều tác dụng. Từ bảng thống kê cho thấy việc giáo dục các kĩ năng có tác dụng như: Giúp trẻ biết cách phản ứng trước những tình huống xấu có thể xảy ra; Giúp trẻ phòng tránh được những nguy hiểm; Giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống và tìm đến những sự giúp đỡ đúng khi cần; Giúp trẻ nhận thức được những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm; Giúp trẻ dễ dàng hòa nhập, thích ứng với cuộc sống và môi trường xung quanh; Giúp trẻ biết làm chủ bản thân; Nâng cao tính tự giác, chủ động, độc lập trong cuộc sống và trong mọi tình huống…
– Hình thức giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1: Qua nghiên cứu bằng phiếu khảo sát (2 GV đang giảng dạy lớp 1), chúng tôi rút ra một số hình thức giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân:
STT |
Các hình thức tổ chức |
Mức độ sử dụng | |||||
Không bao giờ | Thỉnh thoảng | Thường xuyên | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Ngoại khóa | 0 | 0 | 2 | 100 | 0 | 0 |
2 | Sinh hoạt nhóm kĩ năng | 0 | 0 | 2 | 100 | 0 | 0 |
3 | Tổ chức các trò chơi giáo dục kĩ năng | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 100 |
4 | Lập sổ tay về các kĩ năng | 0 | 0 | 1 | 50 | 1 | 50 |
5 | Tổ chức các buổi văn nghệ, diễn kịch nhằm giáo dục các kĩ năng | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 100 |
6 | Kể chuyện từng chứng kiến, tham gia nhằm giáo dục kĩ năng | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 100 |
7 | Trang web về giáo dục các kĩ năng | 0 | 0 | 2 | 100 | 0 | 0 |
Bảng 12: Các hình thức giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ
Nhìn vào bảng 12 chúng tôi thấy, giáo viên đã đưa ra một số hình thức giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân: Ngoại khóa; Sinh hoạt nhóm kĩ năng; Tổ chức các trò chơi giáo dục kĩ năng; Lập sổ tay về các kĩ năng; Tổ chức các buôi văn nghệ, diễn kịch nhằm giáo dục các kĩ năng; Kể chuyện từng chứng kiến, tham gia để giáo dục kĩ năng; Trang web về giáo dục các kĩ năng…
Tiểu kết chương 2:
Giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân là một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết của xã hội hiện nay, cần được các nhà giáo dục quan tâm, chú trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy HS lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền còn nhiều hạn chế trong các kĩ năng tự bảo vệ và tự phục vụ bản thân. Kĩ năng tự bảo vệ bản thân đã được phát triển nhưng chưa toàn diện. Vẫn còn học sinh chưa nhận biết đúng những vật dụng nguy hiểm, chưa giũ khoảng cách khi bị người lạ tiếp cận, chưa biết cách xử lí khi bị lạc,…Kĩ năng tự phục vụ bản thân tuy có phát triển mạnh hơn, học sinh đã biết tự vệ sinh cá nhân, tự chuẩn bị đồ dùng học tập khi đến lớp, tự ăn, tự mặc,… Tuy nhiên vẫn tồn tại học sinh chưa phụ vụ được bản thân mình.
Chương 3: Một số giải pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lâm Tuyền huyện Đơn Dương
3.1. Định hướng đề xuất biện pháp
Các Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng và quản lí tốt môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, dân chủ, chất lượng và bình đẳng.
Tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 của Bộ giáo dục và đào tạo qui định về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Các sở giáo dục cần chyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, ý thức giũ gìn môi trường xanh- sạch- đẹp; thực hiện tốt giáo dục thực hành tâm lí học đường cho học sinh tiểu học, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe và làm quen với mọt số nghề truyền thống ở địa phương.
Tăng cường thực hiện tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐTGDTH ngày 19/8/2019; tích hợp vào các hoạt động giáo dục nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, kĩ năng đảm bảo an toàn trên môi trường mạng, tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, kĩ năng quản lý tài chính; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học, ứng phó kịp thời với diễn biến dịch Covid-19… cho học sinh.
Việc giáo dục kĩ năng sống không chỉ thực hiện trong nhà trường qua các môn học chính khóa dù rất quan trọng, mà còn phải được thực hiện kết hợp với nhiều cách khác nhau như: Trong sự kết hợp giũa gia đình, nhà trường, xã hội; bằng nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú như: qua hoạt động sinh hoạt trong gia đình (có những kĩ năng hình thành qua giáo dục gia đình, ví dụ: nấu ăn, vệ sinh các nhân, vệ sinh gia đình…), qua hoạt động văn hóa nghệ thuật, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan dã ngoại, hoạt động đoàn, đội,…
3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phải sát với điều kiện thực tế của từng lớp, từng học sinh trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân của học sinh. Tình hình, điều kiện thực tế luôn được coi là căn cứ khoa học, thực tiễn trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như đề ra các biện pháp thực hiện. Xuất phát điểm của các biện pháp phải dựa trên nhu cầu, tình hình thực tế của từng lớp, từng học sinh. Do vậy để đảm bảo tính thực tiễn trong công tác giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh tiểu học mà cụ thể là học sinh lớp 1, cần chú trọng đến công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với điều kiện đặc điểm ở mỗi lớp và mỗi học sinh và qua đó các biện pháp đề ra sẽ sát hợp và mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học cũng như quá trình giáo dục các kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh cần phải trang bị cho người học những tri thức khoa học chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hoá hiện đại, phải dần dần giúp học sinh tiếp cận với những phương pháp học tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. Thông qua đó mà dần dần hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đức cao quý của con người hiện đại. Dạy học, dạy kĩ năng không chỉ làm phát triển lý trí của con người và cung cấp cho người học một khối lượng kiến thức nào đó mà phải nâng cao nhận thức tư duy phát triển các kĩ năng cần thiết cho người học.
3.3. Một số giải pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền
Để phát huy những ưu điểm công tác giáo dục kỹ năng sống và khắc phục những hạn chế, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 Trường tiểu học Phan Như Thạch, TP. Đà Lạt như sau:
3.3.1. Giải pháp về nhận thức
Nhận thức là một quá trình, vì vậy nhà trường càng làm tốt các biện pháp sau:
– Đối với giáo viên:
+ Thường xuyên quán triệt để đội ngũ giáo viên nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng bằng cách thống kê qua kế hoạch năm học, các cuộc họp hội đồng sư phạm hàng tháng.
+ Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng và quan tâm nhiều hơn nữa tới việc phát triển kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ của học sinh. Chính điều đó sẽ giúp các em tốt hơn, hoàn thiện bản thân mình hơn.
– Đối với học sinh:
+ Tổ chức, tuyên truyền cho học sinh thấy được vai trò của kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân đối với việc thực hiện các nhiệm vụ của người học sinh để hoàn thành tốt hoạt động học tập và các hoạt động tập thể thông qua các giờ dạy, buổi sinh hoạt ngoại khóa.
+ Nên quan tâm, tạo điều kiện cho các em tập thể dục thể thao phù hợp với khả năng, sở trường của các em, tham gia lớp học võ, lớp bơi lội,… có tác dụng vừa tốt cho sức khỏe, vừa hình thành cho các em về kĩ năng bảo vệ bản thân.
+ Thường xuyên cho các em ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với thế giới xung quanh.
+ Trò chuyện, tâm sự, kể cho các em nghe, nhằm giáo dục các em về kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân.
+ Phối hợp với gia đình, phụ huynh học sinh nhằm thống nhất về hình thức, phương pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân, đồng thời trang bị cho phụ huynh một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh.
3.3.2. Tổ chức thực hiện công tác giáo dục kỹ năng bảo vệ và tự phục vụ cho học sinh
Đây là giải pháp có tính chất quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh, đặc biệt đối với học sinh lớp 1 là lứa tuổi bắt đầu bước vào cáp tiểu học. Các em phải thay đổi môi trường học tập, được tiếp xúc với các bạn mới, giáo viên mới, môn học mới.
Thực tế, các KNS cụ thể là kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân được đưa vào mục tiêu của từng bài học, từng môn học tập trung nhiều nhất là môn Đạo đức và môn Tiếng Việt. Để có hiệu quả cao chúng ta cần tổ chức tốt các biện pháp sau:
– Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy KNS mà cụ thể là kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh.
– Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức, nhất là hình thành các hành vi đạo đức ở tiết 2. GVCN làm tốt công tác kiểm tra đánh giá phân loại hạnh kiểm của HS, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc, bảo vệ bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá nhân.
– Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, “diễn đàn” ở phạm vi lớp khối của mình. Mỗi năm học sẽ có một số chủ đề rèn luyện KNS, kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân được triển khai. Trong đó nhà trường cần phát huy vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng theo các chủ điểm hàng tháng. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian vào trường học, qua đó mà rèn luyện kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh.
– GVCN phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm lớp trưởng. Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy, thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm. Giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho HS sẽ khó hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương.
– Nhà trường cần tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần. Theo đó mục tiêu buổi chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới của Ban giám hiệu nhà trường mà cần thay đổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh.
– Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hình thức phong phú, đa dạng như Rung chuông vàng, Đối mặt, Đường lên định Olmpia và các hoạt động sinh hoạt tập thể nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn và ngày truyền thống khác…; Hàng năm nhà trường tổ chức cho các em tham quan, dã ngoại, du lịch…
– Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác giáo dục kỹ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh một cách thường xuyên và định kỳ.
– Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên có nhiều sáng kiến, làm tốt công tác giáo dục kỹ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh. Đồng thời nhắc nhở, phê bình đối với những giáo viên chưa thực hiện tốt công tác này.
3.3.3. Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện giáo dục kỹ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh
Để thực hiện giải pháp này chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:
– Xây dựng trường, lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn.
– Có kế hoạch mua sắm, trang bị cơ sở vất chất và nguôn kinh phí tài chính cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt kĩ năng bảo vệ va tự phục vụ bản thân cho học sinh.
– Ngoài ra, nhà trường cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục bằng cách phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho các em.
Tiểu kết chương 3: Giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết ở các trường phổ thông nói chung, bật tiểu học nói riêng. Nội dung rèn luyện kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân chưa được đưa vào thành một chương trình riêng mà chủ yếu được giáo viên lồng ghép trong các hoạt động giáo dục KNS và lồng ghép trong các môn như Đạo đức, Tiếng Việt,… hay trong các tiết chào cờ đầu tuần. Với thời lượng hạn hẹp như vậy, các em chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cũng như kĩ năng về bảo vệ và tự phục vụ bản thân. Đó là điều khó khăn cho nhà trường trong việc rèn luyện, giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho các em. Tuy nhiên, làm thế nào để triển khai hoạt động rèn KNS mà cụ thể là kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân một cách hiệu quả thu hút được học sinh và các bậc phụ huynh đang là trăn trở của các thầy cô giáo, các nhà trường và toàn xã hội hiện nay. Tùy vào hoàn cảnh thực tế của từng trường, đặc điểm từng lứa tuổi, từng lớp cụ thể mà tổ chức sao cho sáng tạo và hiệu quả.
Phần 3: PHẦN TỔNG KẾT VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận
Kĩ năng bảo vệ bản thân và tự phục vụ bản thân có va trò rất quan trọng đối với học sinh nói chung và học sinh tiểu hoc nói riêng. Việc nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh là một trong những niệm vụ quan trọng của cả công tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường.
Từ kết quả nghiên cứu và trình bày ở trên, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
– Công tác giáo dục kĩ năng sống cụ thể là kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân của trường Tiểu học Lâm Tuyền chỉ mới chú trọng đến việc tích hợp vào các môn học ở trên lớp, chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa chung cho học sin toàn trường. Chưa chú trọng đến hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, cũng chưa chú trọng đến các hoạt động đặc thù cho từng lứa tuổi.
– Phần lớn học sinh lớp 1 của trường Tiểu học Lâm Tuyền nhận thức được vai trò của kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân. Đồng thời các em cũng đã có những kĩ năng tự bảo vệ và tự phục vụ bản thân phù hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh vẫn chưa nhận thức đúng về kĩ năng này.
– Một bộ phận học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân còn yếu, thụ động trong các hoạt động tập thể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đến việc học tập cũng như các mối quan hệ hằng ngày của các em.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đưa ra một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1.
Kiến nghị
Để thực hiện tốt công tác giáo dục , nâng cao khả năng phát triển trí nhớ cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lâm Tuyền nói riêng và học sinh lớp 1 nói chung, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
– Nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh.
– Cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được trình bày một cách linh hoạt và sáng tạo.
– Tăng cường giáo dục kĩ năng bảo vê và tự phục vụ bản thân cho học sin bằng việc tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm.
– Chú trọng tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân theo khối lớp.
– Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá đồng thời có chế độ khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cụ thể kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh.
– Nhà trường phối hợp với gia đình nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Võ Kỳ Anh (1998), Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh, Cụ xuất bản Bộ văn hóa, Hà Nội.
- Nguyễn Thanh Bình (2007), Bài viết tổng quan lịch sử nghiên cứu kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống, Viện nghiên cứu Sư phạm – ĐHSP Hà Nội.
- Lê Minh Châu – chủ biên, (2010), “Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS”, NXB Giáo dục Việt Nam.
- Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Giáo dục Việt Nam.
- Nguyễn Thị Hồng Hạnh, (2009), Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, Trường Đại học Thái Nguyên.
- Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tình, Vũ Phương Liên, Đinh Thị Kim Thoa (2012), Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
- Huỳnh Văn Sơn (2007) Quan niệm về kỹ năng sống hiện nay, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phan Thanh Vân (2010), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, Trường Đại học Thái Nguyên.
- Phạm Quốc Việt (2017), Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 5, NXB Giáo dục Việt Nam.
- Nhiều tác giả (2010), Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học, NXB Giáo dục Việt Nam.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
KỸ NĂNG BẢO VỆ VÀ TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN CHO HỌC SINH LỚP1
(Dành cho giáo viên)
Họ và tên:………………………………..
Giới tính:………….
Các ý kiến của quý thầy cô sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong viêc hoàng thành nghiên cứu của mình. Mong quý thầy cô vui lòng điền thông tin và trả lời những câu hỏi phù hợp với ý kiến của mình nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Câu 1: Theo thầy (cô) việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ cho học sinh lớp 1 có cần thiết không? Hiện tại có đang phổ biến không?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Theo thầy (cô) việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh có tác dụng gì? (đánh dấu X vào ý kiến được cho là đúng)
Giúp trẻ biết cách phản ứng trước những tình huống xấu có thể xảy ra.
Giúp trẻ phòng tránh được những nguy hiểm.
Giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống và tìm đến những sự giúp đỡ đúng khi cần.
Giúp trẻ nhận thức được những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm.
Giúp trẻ dễ dàng hòa nhập, thích ứng với cuộc sống và môi trường xung quanh.
Giúp trẻ biết làm chủ bản thân.
Nâng cao tính tự giác, chủ động, độc lập trong cuộc sống và trong mọi tình
huống.
Giúp trẻ phát triển nhanh nhẹn và khả năng tư duy.
Câu 3: theo thầy (cô) việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh lớp 1 có những thuận lợi và khó khăn gì?
Thuận lợi:….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Khó khăn:………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Việc giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân cho học sinh cần những điều kiện nào?
Thời gian.
Kinh phí.
Tài liệu hướng dẫn.
Sự hiểu biết.
Đội ngũ, lực lượng giáo dục.
Các điều kiện khác:………………………………………………………………….
Câu 5: Thầy (cô) đã tổ chức hình thức giáo dục kĩ năng bảo vệ và tự phục nào dưới đây? ( Đánh dấu X vào cột theo các mức độ sử dụng)
STT | Các hình thức tổ chức | Mức độ sử dụng | |||
Không bao giờ | Thỉnh thoảng | Thường xuyên | |||
1 | Ngoại khóa | ||||
2 | Sinh hoạt nhóm kĩ năng | ||||
3 | Tổ chức các trò chơi giáo dục kĩ năng | ||||
4 | Lập sổ tay về các kĩ năng | ||||
5 | Tổ chức các buổi văn nghệ, diễn kịch nhằm giáo dục các kĩ năng | ||||
6 | Kể chuyện từng chứng kiến, tham gia nhằm giáo dục kĩ năng | ||||
7 | Trang web về giáo dục các kĩ năng | ||||
8 | Các hình thức khác | ||||
Các hình thức khác mà thầy cô đã tổ chức:…………………………………………
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT
KỸ NĂNG BẢO VỆ VÀ TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN CHO HỌC HỌC LỚP 1
( Dành cho học sinh)
Họ và tên ( không bắt buộc):……………………………….
Lớp: 1
Giới tính:……………………..
Em hãy đọc kỹ các câu hỏi hoặc tình huống và trả lời bằng cách đánh dấu X vào những ý em cho là đúng.
Câu 1: Trong lúc Nam đứng trước cổng trường chờ bố mẹ đến đón thì một người đàn ông lạ mặt đến nói chuyện và cho kẹo Nam, sau một hồi trò chuyện người ấy nói với Nam rằng “ nếu đi với chú thì chú sẽ mua cho con thật nhiều kẹo”.
Nam cần làm gì để bản thân không gặp nguy hiểm?
Tránh xa chú ấy và đi kiếm sự hỗ trợ của cô giáo hoặc bác bảo vệ.
Đi theo chú ấy vì chú có rất nhiều kẹo.
Câu 2: Đánh dấu X vào những công việc em thường làm trước khi đến lớp.
Học bài.
Đánh răng, rửa mặt.
Thay quần áo.
Chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập.
Tập thể dục.
Chơi trò chơi điện tử.
Trông em giúp mẹ.
Câu 3: Đánh dấu X vào những ý kiến em cho là đúng.
Giữ khoảng cách với người lạ.
Nhận quà, bánh kẹo , cử chỉ ân cần từ người lạ.
Hét thật to khi bị người lạ tiếp cận.
Khi bị lạc cần tìm chú bảo vệ, chú công an hoặc người lớn đáng tin cậy để gọi điện cho bố mẹ.
Không mở cửa cho người lạ khi người lớn vắng nhà.
Giữ khoảng cách an toàn với một số vật dụng như ổ điện, phích nước, lan can,…
Ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, người thân.
Câu 4: Khi bị lạc, nếu gặp người lạ muốn đưa em về thì em có đi theo không?
Có Không
Câu 5: Theo em, việc học bơi có cần thiêt không?
Có Không
Câu 6: Hôm nay là chủ nhật Hoa được nghỉ, sau khi ngủ dậy thì bố và mẹ đã đi làm chỉ còn lại một mình em ở nhà. Sau khi ngủ dậy thì Hoa cần làm những việc gì?
Vệ sinh cá nhân.
Gắp chăn,mền ngăn nắp.
Lấy đồ ăn sáng mẹ đã chuẩn bị sẵn
Tiếp tục nằm đắp chăn.
Đi loanh quanh để tìm bố mẹ.
Lấy sách vở làm bài tập được giao.
Câu 7: Khi em ở nhà một mình có người lạ gõ cửa và nói với em rằng “ cô là bạn của bố mẹ cháu và muốn được vào nhà”. Em cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân?
Mở cửa cho cô ấy vào vì là người quen của bố mẹ.
Nói chuyện thật to để gây chú ý của những người quen.
Im lặng không trả lời và khóa cửa thật cẩn thận.
Câu 8: Gặp đèn tín hiệu màu gì thì em được phép qua đường?
Đỏ Vàng Xanh
Câu 9: Những vật dụng gây nguy hiểm?
Phích nước.
Ổ điện.
Cốc nhựa.
Dao, kéo.
Bếp ga.
Nồi, chảo.
Bếp điện từ.
Câu 10: Đánh dấu X vào những việc hằng ngày em thường làm thể hiện khả năng tự phục vụ.
Tự vệ sinh cá nhân.
Gấp chăn,mền gọn gang sau khi ngủ dậy.
Rửa tay đúng cách bằng xà phòng.
Sử dụng thành thạo đũa, muỗng và tự mình ăn trong các bữa cơm.
Tự mình thay quần áo.
Tự tin khi giao tiếp.
Lấy đồ và cất đồ đúng nơi, đúng chỗ.
Tự cài quai mũ bảo hiểm.
Gấp quần áo và cất đúng nơi sau khi đã được giặc sạch.
Giúp mẹ trông em.
Phụ bố mẹ quét sân, quét nhà.