Công trình: Mô hình đào tạo Phun xăng điện tử, đánh lửa trực tiếp Toyota Vios
Link công trình: https://drive.google.com/drive/folders/1BcXlb0NRt3Datfk2GFa05U6RKceZs-zN?fbclid=IwAR25PB3Ew3mVIuGm4_HNcgPL15RqbOPc-s-TTYvV1GxKktpfZs-vSzB40Ak
Giới thiệu về công trình:
MÔ HÌNH ĐÀO TẠO PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ, ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP TOYOTA VIOS
ỨNG DỤNG VÀO DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG.
I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý TƯỞNG THIẾT KẾ:
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách, dựa trên những quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của người học kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên đang được áp dụng rộng rãi. Sự phát triển này đã làm thay đổi không chỉ cách giảng mà còn thay đổi cả quá trình tổ chức dạy học, ứng dụng công nghệ dạy học, phương tiện dạy học trong giảng dạy. Điều này khắc phục được nhược điểm của phương pháp cũ, tạo ra chất lượng của phương pháp mới cho giáo dục và đào tạo, đây cũng là chủ trương về giáo dục của nhà nước ta hiện nay: Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp dạy học, học tập, chú trọng chất lượng không chạy theo số lượng và bệnh thành tích đặc biệt đổi mới các ngành Cơ Khí Động Lực, Công nghệ ô tô việc nghiên cứu và chế tạo mô hình phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Đối tượng học sinh nhà trường đào tạo chủ yếu là học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở đi học nghề vì thế cần phải có những thiết bị, mô hình dạy nghề trực quan, sinh động để thu hút các em tham gia học tập. Mô hình đào tạo Phun xăng điện tử, đánh lửa trực tiếp Toyota Vios có vai trò là giáo cụ trực quan trong môn học phun xăng điện tử, giúp giáo viên tổ chức dạy học hiệu quả hơn. Ngoài ra nhằm cập nhật những công nghệ mới, tăng tính trực quan hóa trong quá trình giảng dạy và học tập, với mục đích nâng cao chất lượng dạy học và thực hành. Mô hình này được thiết kế và thực hiện đầy đủ gồm phần sa bàn với đầy đủ hệ thống phun xăng và đánh lửa của một động cơ. Chính vì lẽ đó tác giả quyết định thiết kế và chế tạo mô hình đào tạo Phun xăng điện tử, đánh lửa trực tiếp Toyota Vios nhằm giúp các bạn học sinh dễ dàng tiếp thu để việc học đạt hiệu quả cao hơn.
Mô hình áp dụng cho việc giảng dạy bộ môn phun xăng điện tử và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn học sinh trong quá trình thực tập. Giúp học sinh ứng dụng ngay bài học lý thuyết vào bài học thực hành. Học sinh có điều kiện quan sát mô hình một cách trực quan, dễ cảm nhận được hình dạng của các chi tiết hệ thống phun xăng, đánh lửa. Giúp học sinh dễ dàng kiểm tra và đo đạc các thông số của hệ thống phun xăng, đánh lửa trực tiếp. Góp phần hiện đại hóa phương tiện và phương pháp dạy thực hành trong giáo dục và đào tạo. Giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
III. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THIẾT BỊ
1. Công dụng của thiết bị:
Mô hình đào tạo Phun xăng điện tử, đánh lửa trực tiếp được sử dụng để đào tạo nâng cao kỹ năng như:
– Nhiệm vụ, cấu tạo:
+ Nhận dạng và tìm hiểu nhiệm vụ các bộ phận của hệ thống phun xăng, đánh lửa trực tiếp.
+ Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống phun xăng, đánh lửa trực tiếp.
– Nguyên lý hoạt động:
+ Tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng, đánh lửa trực tiếp.
+ Tìm hiểu sự tương quan giữa cảm biến và bộ chấp hành.
- Phân tích chẩn đoán:
+ Phân tích các trạng thái làm việc của động cơ.
+ Phân tích dữ liệu, tạo pan chẩn đoán, khắc phục hư hỏng.
2. Giới thiệu về thiết bị:
– Thiết bị giúp thực hiện các phép tạo pan và đo trực tiếp mà không cần tháo, dỡ với các bộ giắc chờ cho phép dễ dàng lấy các tín hiệu để đo kiểm, chẩn đoán.
– Thực hiện phép đo tất cả các hệ thống khi đang hoạt động.
– Bộ tạo pan điện tử (mô phỏng sự cố hệ thống điều khiển) bao gồm:
+ 24 công tắc tạo pan, cho phép tác động lên các công tắc để tạo lỗi hoặc tạo lỗi gián tiếp thông qua máy vi tính.
+ 24 đèn LED báo lỗi được chọn .
+ 24 giắc đo kiểm cho phép học sinh đo kiểm xử lý các bài tập sự cố, pan bệnh.
– Bộ tạo pan có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, cho phép thao tác theo các chế độ nhập lỗi, tùy chỉnh, cài đặt các lỗi tổ hợp (dành cho giáo viên khi đăng nhập vào hệ thống bằng Password).
– Sử dụng kết nối không dây chuẩn Wifi để tạo nên sự đơn giản cho việc lắp đặt và sử dụng.
– Bộ tạo pan có khả năng giao tiếp, đồng bộ hóa với các bộ tạo pan khác thông qua giao tiếp Wifi chuẩn IEEE 802.11 tần số 2.4 GHz và trạm thu wifi được kết nối với máy tính thông qua chuẩn giao tiếp USB, qua đó cho phép mở rộng và kết nối các thiết bị thành hệ thống thực tập đồng bộ, giúp giáo viên dễ dàng kiểm soát, kiểm tra và đánh giá kết quả thực tập của các học viên
– Thực hiện các phép tạo pan và đo trực tiếp mà không cần tháo, dỡ với các bộ giắc chờ cho phép dễ dàng lấy các tín hiệu để chẩn đoán. Các tính năng tạo pan bao gồm:
- Tạo lỗi đứt dây tín hiệu.
- Tạo lỗi tín hiệu chập chờn.
- Tạo lỗi tín hiệu bị chạm mát.
- Tạo lỗi sai giá trị điện áp của tín hiệu.
- Tạo lỗi sai tín hiệu điều khiển xung điện (Kim phun, van VVTI…)
– Bộ tạo pan bao gồm:
-
- 01 màn hình LCD 3.2 inch TFT, độ phân giải 320×240 pixels, hiển thị thông tin mã lỗi cài đặt.
- 01 phím điều hướng sử dụng loại núm xoay vô cấp cùng với các menu hiển thị trên màn hình dạng con trượt để nhập lỗi (pan) cho hệ thống. Có thể cài đặt lỗi đơn hoặc lỗi tổ hợp, các lỗi tổ hợp có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu của giáo viên.
- 24 đèn LED báo lỗi được chọn, các đèn LED chỉ báo lỗi khi giáo viên lựa chọn và có thể tắt đi khi đã chọn lỗi xong, có thể reset lỗi để hệ thống hoạt động bình thường.
- Bộ thu tín hiệu WIFI – cổng giao tiếp USB (kết nối với máy vi tính cho phép giáo viên có thể tạo lỗi gián tiếp từ xa thông qua máy tính)
- 24 Cực đo kiểm, lấy tín hiệu bằng giắc 2mm.
- Cổng giao tiếp YD55-50 tích hợp toàn bộ dây nguồn để kết nối với các thiết bị, panel, module đào tạo (chuẩn kết nối chung cho phép bộ tạo pan điện tử có ghép nối các các thiết bị đào tạo khác nhau).
IV. BẢN MÔ TẢ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ
- Thiết bị bao gồm:
– Phần động cơ: Thân máy, mặt máy, các te, xy lanh – piston, trục khuỷu – thanh truyền.
– Hệ thống nhiên liệu: phun xăng điện tử.
– Hệ thống đánh lửa trực tiếp (4 bobin/ 4 máy).
– Các cảm biến, hộp ECU điều khiển động cơ.
– Đồng hồ tapblo.
– Hệ thống làm mát: quạt gió, két nước, bơm nước.
– Hệ thống bôi trơn.
– Hệ thống khởi động.
– Hệ thống máy phát, nạp ắc qui 12V.
– Khóa điện, cầu chì, rơ le.
2. Thông số cụ thể:
Các bộ phận | Chức năng |
1. Bánh xe di chuyển | Khi di chuyển hoặc đặt thiết bị tại bị ví bằng phẳng cần chú ý các vị trí khóa trên bánh xe
Vị trí khóa Vị trí mở khóa
|
2. Tay kéo và bảo vệ | Các vị trí tay kéo và thanh bảo vệ an toàn được gia công chắc chắn bằng chất liệu inox
|
3. Hệ thống làm mát | Khung giá két nước được đột lỗ tạo lưu thông khí làm mát cho quạt
|
4. Hộp Rơ le cầu chì | Tổ hợp rơ le cầu chì cung cấp nguồn và các điều khiển các chức năng dự phòng
|
5. ECU | Trung tâm điều khiển các hoạt động của thiết bị
|
6. Ắc quy | Cung cấp nguồn cho thiết bị:
+ Kết nối cực màu + Kết nối cực màu Đỏ vào (+) ắc quy trước Đỏ đen vào (-) trên ắc quy trước |
7. Bình nhiên liệu | Bình nhiên liệu cung cấp nhiên liệu có thể tích 7 lít nhiên liệu
|
8. Nắp két nước | Thường xuyên kiểm tra mức nước làm mát trong két nước. Nếu tình trạng thiếu bổ sung hoặc kiểm tra lại theo quy trình sửa chữa.
|
9. Bình nước phụ | Bình nước phụ chứa nước làm mát khi động cơ hoạt động nhiệt độ nước làm mát ở áp suất cao do nắp két nước xả (áp suất 1,1kg/cm2
|
10. Đồng hổ hiển thị áp suất nhiên liệu | Hiển thị áp suất nhiên liệu của bơm nhiên liệu
|
11. Khóa điện | Khóa điện điều khiển trạng thái với các vị trí
|
12. Bảng táp lô | Đồng hồ hiển thị đa chức năng
|
13. Giắc kết nối bộ tạo pan | Giắc kết nối bộ tạo PAN với 50 chân có khắc thứ tự chân bên trong phần chân cực
Vị trí ngắt kết nối Vị trí kết nối
Xoay ngược chiểu kim đồng hồ Xoay thuận chiều kim đông hồ |
14. Đồng hồ hiển thị điện áp | Hiển thị điện áp hệ thống
|
15. Công tắc khẩn cấp | Ấn công tác để dừng mọi hoạt động hệ thống
|
16. Giắc chẩn đoán | Sử dụng máy chẩn đoán kết nối giắc chẩn đoán để phân tích dữ liệu chẩn đoán mã lỗi …
|
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, KHAI THÁC, BẢO QUẢN, SỬA CHỮA
- Hướng dẫn sử dụng:
1.1. Kiểm tra mô hình trước khi cho hoạt động:
a. Kiểm tra nhiên liệu của mô hình, kiểm tra nước làm mát, dầu bôi trơn:
Kiểm tra nhiên liệu
– Đúng loại nhiên liệu yêu cầu của động cơ. – Kiểm tra mức nhiên liệu trong bình. |
![]() Đồng hồ chỉ báo mức nhiên liệu trên bảng tap lô |
Kiểm tra nước làm mát động cơ
Mực nước thấp nhất Mực nước cao nhất |
![]() |
Kiểm tra nhớt bôi trơn động cơ
|
Que thăm nhớt
|
![]() |
b. Kiểm tra điện áp bình ắc quy:
Mực nước cao nhất Mực nước thấp nhất – Điện áp tiêu chuẩn: 9 – 14V – Dung dịch axit trong ắc quy có thể bị bay hơi trong quá trình động cơ hoạt động nên phải thường xuyên kiểm tra để bổ xung đầy đủ dung dịch. (dung dịch đổ thêm vào ắc quy phải là nước tinh khiết để duy trì tuổi thọ cho ắc quy). – Kiểm tra các điện cực của Ắc quy có bị cháy rỗ hay không; Nếu bị cháy rỗ phải vệ sinh sạch sẽ để tránh phóng điện hoặc tiếp xúc kém. |
![]() |
c. Tắt khóa điện ở vị trí OFF | ![]() |
d. Kết nối ắc quy.
|
![]() – + |
e. Kiểm tra các bộ phận chuyển động của mô hình
– Kiểm tra không để vật khác va chạm vào làm cản trở cũng như gây nguy hiểm đến các bộ phận chuyển động của mô hình. – Không để các vật như cờ-lê, tuốc-nơ-vít, các chi tiết… trên mô hình. |
1.2. Vận hành thiết bị:
- Vận hành:
Bước 1 | Bật khoá điện tại vị trí ON | ![]() |
Lúc này ta phải kiểm tra đèn nguồn phải sáng | ![]() Đèn báo nguồn sáng |
|
Bước 2 | Thao tác khởi động máy bằng cách bật khoá điện sang vị trí START, thả công tắc tự quay về vị trí ON ngay khi động cơ hoạt động. | ![]() |
Chú ý đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành :
– Dừng động cơ ngay khi phát hiệu có dấu hiệu không bình thường khi hoạt động (Xuất hiện tiếng động lạ, tiếng gõ, khói, ống xả nóng đỏ,…) bằng cách ấn công tắc dừng khẩn cấp |
![]() |
|
– Luôn để bình cứu hỏa tại vị trí quy định gắn trên mô hình để kịp thời sử dụng trong tình huống khẩn cấp | ![]() |
- Kết thúc:
Bước 1 | Tắt khoá điện ở vị trí OFF | ![]() |
Bước 2 | Ngắt cáp ắc quy:
|
![]() – + |
2. Khai thác thiết bị:
2.1. Sơ đồ mạch điện sử dụng trên thiết bị:
a. Sơ đồ mạch điện động cơ:
b. Sơ đồ mạch điện bảng táp lô:
Chân | Chức năng | |
Giắc 1-13 | 1 | Xi nhan trái |
2 | Xi nhan trái | |
3 | Kim đồng hồ | |
4 | ||
5 | Đèn ESP | |
6 | Đèn ABS | |
7 | Đèn dây an toàn | |
8 | Vòng tua | |
9 | Nguồn cấp cho taplo | |
10 | Đèn nền | |
11 | Mass | |
12 | Tốc độ xe | |
Giắc 1-16 | 1 | Đèn phanh tay |
2 | Đèn sương mù | |
3 | Đèn lỗi ắc qui, máy phát | |
4 | Đèn áp suất dầu | |
5 | Báo nhiên liệu | |
6 | Mass | |
7 | Mass | |
8 | Nhiệt độ nước | |
9 | Đèn phanh đỗ | |
10 | Đèn báo điều khiển hành trình | |
11 | Đèn báo khóa xe | |
12 | Đèn báo túi khí | |
13 | Đèn báo pha | |
14 | Đèn báo pha | |
15 | Đèn báo động cơ | |
16 | Xi nhan phải |
c. Vị trí bảng rơ le cầu chì:
d. Bảng PAN trên thiết bị:
INPUT (SENSOR) | PIN |
1 | THW |
2 | THA |
3 | KNK |
4 | VTA |
5 | VG |
6 | VC |
7 | OCV |
8 | RSD |
9 | #10 |
10 | #20 |
11 | IGT3 |
12 | IGT4 |
13 | IGF |
14 | FC |
15 | NE+ |
16 | G2+ |
e. Ý nghĩa PAN:
TÊN PAN | Ý NGHĨA PAN |
THW | Mất tín hiệu cảm biến nhiệt độ nước làm mát |
THA | Mất tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí nạp |
KNK | Mất tín hiệu cảm biến tiếng gõ |
OXY | Mất tín hiệu cảm biến OXY |
VTA | Mất tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga |
VG | Mất tín hiệu cảm biến lưu lượng khí nạp |
VC | Mất nguồn cung cấp 5V cho các cảm |
+B | Mất nguồn +B cung cấp cho ECU |
OCV+ | Mất tín hiệu điều khiển van dầu phân phối khí trục cam |
RSD | Mất tín hiệu điều khiển van không tải |
#10 | Mất tín hiệu điều khiển kim phun máy số 1 |
#20 | Mất tín hiệu điều khiển kim phun máy số 2 |
#30 | Mất tín hiệu điều khiển kim phun máy số 3 |
#40 | Mất tín hiệu điều khiển kim phun máy số 4 |
IGT1 | Mất tín hiệu điều khiển đánh lửa máy số 1 |
IGT2 | Mất tín hiệu điều khiển đánh lửa máy số 2 |
IGT3 | Mất tín hiệu điều khiển đánh lửa máy số 3 |
IGT4 | Mất tín hiệu điều khiển đánh lửa máy số 4 |
IGF | Mất tín hiệu phản hồi đánh lửa |
NE+ | Mất tín hiệu cảm biến vi trí trục khuỷu |
NE+ | Mất tín hiệu cảm biến vi trí trục khuỷu |
G2+ | Mất tín hiệu cảm biến vi trí trục cam |
FC | Mất tín hiệu điều khiển rơ le bơm xăng |
E2 | Mất nguồn mass cung cấp cho các cảm |
f. Bảng điện áp chân cực:
2.1. Đánh PAN trực tiếp trên bộ đánh PAN:
Tiến hành tạo Pan.
– Các phím chức năng điều chỉnh
+ Phím BACK: Quay trở lại màn hình trước đó của màn hình đang xem.
+ Phím SELECT: Xoay núm Select để điều hướng. Nhấn để chọn.
+ Phím EXIT: Thoát ra giao diện ban đầu
– Sau khi cấp nguồn cho thiết bị. Nhấn công tắc ON/OFF để thiết bị bắt đầu hoạt động. Vị trí ON là vị trí thấp hơn so với vị trí OFF
– Giao diện màn hình điều khiển lúc này
Trong đó :
(I) Giao diện giáo viên: Phần giáo viên giảng dạy sử dụng để tạo Pan cho thiết bị.
(II) Giao diện học viên: Phần học sinh – sinh viên thực hiện khắc phục các Pan sau khi xác định.
(III) Thông tin trợ giúp: Phần giới thiệu và trợ giúp, phần này là để kiểm tra ID và tên bộ phát wifi của bộ đánh Pan.
a. Giao diện giáo viên:
– Giáo viên sẽ đăng nhập và tiến hành đánh Pan bằng cách nhấn phím SELECT tại mục 1 trên bảng điều khiển.
– Màn hình hiển thị sẽ yêu cầu nhập password:
– Giao diện sau khi nhập password chính xác :
Trong đó :
- Mục 1: Mục tạo pan của giáo viên. Nhấn phím “SELECT” để tiếp tục.
- Mục 2: Nối mạch 24 Pan ( Reset lại tất cả 24 Pan)
- Mục 3: Tạo lỗi đứt dây với 24 Pan
- Mục 4: Bật/ tắt đèn báo trạng thái Pan
- Mục 5: Kiểm tra kết quả học viên. Sau khi học viên đăng nhập vào để giải Pan, kết quả sẽ được hiển thị trong mục này.
- Mục 6: Đăng xuất tài khoản đang sử dụng. Tránh trường hợp học viên vào giao diện giáo viên.
- Mục 7: Chức năng này giáo viên truy cập khi muốn thay đổi password.
* Tiến hành tạo Pan:
– Sau khi nhấn “SELECT” để chọn mục 1 giao diện màn hình chính:
Tùy thuộc vào mỗi Pan mà lại có các trạng thái để lựa chọn khác nhau như: nối mạch, đứt mạch, gián đoạn, chạm mát, thay đổi giá trị điện áp, thay đổi độ rộng xung PWM.
* Kiểm tra kết quả học viên
– Hiển thị kết quả sau quá trình giải Pan.
– Giao diện Pan được thể hiện
* Đăng xuất
Mục 6: Nhấn “ SELECT” để đăng xuất khỏi giao diện giáo viên.
* Thay đổi mật khẩu
Mục 7: Nhấn “ SELECT” để thay đổi mật khẩu
– Nhập mật khẩu cũ
– Nhập mật khẩu mới
– Xác nhận lại mật khẩu. Chọn “ Có” để thay đổi mật khẩu
b. Menu học sinh
Từ giao diện ban đầu:
Học sinh nhấn phím SELECT tại mục 2 để vào giao diện khắc phục các Pan mà giáo viên đã tạo.
Học sinh sử dụng kiến thức, hiểu biết của mình kết hợp với kỹ năng đo kiểm để xác định và khắc phục các Pan mà giáo viên đã đánh. Sử dụng phím điều hướng SELECT để điều hướngvà chọn Pan. Chọn mục “Sửa PAN” để kết thúc. Kết quả được hiển thị ngay sau đó.
3. Bảo quản, sửa chữa:
3.1. Mô hình được cấu tạo từ những cụm chi tiết thật trên ô tô, khi bảo quản phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Phải kiểm tra mực nước khi khởi động động cơ.
– Kiểm tra đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn( Hiển thị trên đồng hồ táp lô)
– Khi hoạt động phải kiểm tra sự rò rỉ của nhiên liệu.
– Thường xuyên lau mô hình sạch sẽ.
– Che đậy mô hình khi kết thúc thực tập (Khi động cơ lạnh)
– Chú ý khi vận chuyển mô hình.
3.2. Tuân thủ các chỉ dẫn đảo bảo an toàn khi vận hành:
Đeo găng tay bảo hộ khi vận hành hay sử dụng thiết bị
Đeo khẩu trang bảo hộ lao động |
![]() ![]() |
Sử dụng kính mắt bảo hộ | ![]() |
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng | |
Tuyệt đối không hút thuốc lá hay để nguồn lửa, nguồn phát ra tia lửa điện gần mô hình | ![]() |