Công trình:Máy chế biến thực phẩm thừa (fwp)
Link công trình: https://drive.google.com/drive/folders/1KzmF99LPM9Q0xRN5tYpRAPE_uFwITQa4?usp=sharing
Giới thiệu về công trình:
Hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi đang bùng phát trở lại hiện vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và vẫn đang có diễn biến phức tạp, chiều hướng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, ở các quy mô chăn nuôi lớn hơn và có điều kiện chăn nuôi ăn toàn sinh học tốt hơn. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 09/2020, dịch tả lợn đã xảy ra tại trên 7700 xã thuộc trên 600 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lượng lợn tiêu hủy là trên 5 triệu con, tổng trọng lượng là trên 290 nghìn tấn ( chiếm khoảng 7% tổng sản lượng thịt lợn của cả nước trong năm). Trong đó, có hơn 4500 xã có lợn bệnh chưa qua 30 ngày; hơn 3.000 xã đã qua 30 ngày và có hơn 500 xã có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng lại phát sinh lợn bệnh. Đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn vẫn chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh, virus có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường, có sức đề kháng cao, đường truyền lây rất đa dạng, khó kiểm soát, chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, mật độ cao, khó thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Từ đó cho thấy dịch tả lợn đang cần được giải quyết nhanh chóng. Chưa kể đến là lượng thức ăn thừa thải ra môi trường cũng là tình trạng đáng báo động về môi trường. Theo khảo sát có tới 87% hộ gia đình thải mỗi ngày 2 đĩa thức ăn thừa ra ngoài môi trường gây nên tình trạng lãng phí thức ăn còn chưa kể đến việc lượng thức ăn thừa thải ra môi trường không có nơi xử lý sẽ làm ô nhiễm môi trường. Đây là lý do vì sao nhóm chúng tôi đã đưa ra ý tưởng thiết kế và chế tạo một máy chế biến thực phẩm thừa (FWP) được dựng nên từ kiến thức đã học và vận dụng vào để cho ra được một cỗ máy thực hiện được những vấn đề trên.
Ngoài ra, theo sự tìm hiểu về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài thì hiện nay, Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương cho biết, qua thống kê và cân đối thì hiện nay, ngoài lượng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh, còn dư khoảng 100.000 tấn rau, củ, quả; 20.000 tấn thịt, 8.000 tấn cá. Vấn đề về thực phẩm thừa cũng là vấn đề mà chúng tôi cần phải giải quyết. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đã tìm hiểu, đánh giá khả năng ứng dụng của máy khi đưa vào thực tiễn sao cho vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa đem lại lợi ích xã hội cũng như tạo nên một tương lai tốt hơn.
- Xử lý thức ăn thừa và phế phẩm nông nghiệp thải ra môi trường.
- Tạo ra được nguồn thức ăn sạch cho lợn.
- Giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nông dân..
- Lắp đặt thử nghiệm máy trên các khu vực trang trại và hộ gia đình từ đó có thể phát triển máy một cách tối ưu.
Cách tiếp cận:
- Sử dụng kiến thức đã học trên lớp, các bài thực hành về các môn cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu, vẽ kỹ thuật để giải quyết những vấn đề đặt ra.
- Có sự hỗ trợ phần mềm AutoCad và Inventor để mô phỏng sản phẩm tính các ứng suất, moment của sản phẩm.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu nghiên cứu, bao gồm tài liệu lý thuyết và thực nghiệm.
- Khảo sát thực tế các yếu tố liên quan đến thực nghiệm như cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ, thiết bị sẵn có, linh kiện có mặt trên thị trường.
- Xây dựng mô hình máy chế biến thực phẩm thừa, từ đó phát triển chi tiết các tính toán cần sử dụng trong đề tài.
- Thao tác thử nghiệm các tính toán trực tiếp trên phần mềm Inventor để lựa chọn phương pháp lắp đặt phù hợp và tối ưu hoá thiết kế.
Đối tượng nghiên cứu:
- Phần mềm Autocad và Inventor
- Vật liệu sắt hộp dùng làm
- Phương pháp lắp ráp các chi tiết vật liệu.
- Hệ thống điều khiển hoạt động liên kết với các chi tiết cơ khí.
- Tạo ra được nguồn thức ăn sạch cho lợn dựa trên tài liệu nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu:
- Máy chế biến thực phẩm thừa được mô hình hóa trên phần mềm Autocad và Inventor cùng kết quả thực nghiệm và đánh giá được hiển thị trên phần mềm và thực tế.
- Tận dụng những thức ăn thừa, phế phẩm nông nghiệp để chế tạo ra sản phẩm sạch phục vụ cho heo cũng như giải quyết ô nhiễm môi trường.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN:
Ý nghĩ khoa học: Nghiên cứu máy chế biến thực phẩm thừa
Ý nghĩa thực tiễn: Tạo ra sản phẩm có hiệu năng tốt, tăng năng suất lao động, giảm bớt gánh nặng kinh tế và đem lại môi trường sạch.