Công trình: Giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc cải thiện mô hình câu lạc bộ học sinh trong trường THPT
Link công trình: https://drive.google.com/drive/folders/1HTRhY3XkwRNnIrcog8fR4YTkk2QwGO62?usp=sharing
Giới thiệu về công trình:
TÍNH CẤP THIẾT
Bám sát mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó “tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo điều kiện để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”, đặc biệt trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì càng đòi hỏi các trường THPT tạo ra môi trường giáo dục toàn diện để phát triển năng lực học sinh. Việc cải tiến mô hình hoạt động các CLB học sinh sao cho hiệu quả, có chiều sâu, thu hút được đông đảo các thành viên tham gia để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện là vấn đề cấp thiết được đặt ra.
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Giải pháp 1: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thành lập và quản lý câu lạc bộ.
Giải pháp 2. Chỉ đạo việc lựa chọn nội dung và hình thức sinh hoạt câu lạc bộ.
Giải pháp 3. Chỉ đạo việc đảm bảo cơ sở vật chất, huy động, xây dựng nguồn kinh phí hoạt động câu lạc bộ.
Giải pháp 4. Phối hợp giữa gia đình, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường
trong việc tổ chức câu lạc bộ.
TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO
Thứ nhất, những giải pháp nhằm phát triển và cải tiến mô hình CLB học sinh tại trường THPT Ngô Quyền đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong các câu lạc bộ: từ khâu quản lý, tổ chức, xây dựng nội dung, hình thức thực hiện, nguồn kinh phí hỗ trợ…nhà trường và tổ chức Đoàn thanh niên đóng vai trò tư vấn, định hướng. Nhà trường giao quyền tự chủ cho Ban chủ nhiệm và các thành viên câu lạc bộ để các em có nhiều cơ hội khám phá và phát triển năng lực bản thân.
Thứ hai, với bài toán khó về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của các câu lạc bộ, nhà trường đã đưa ra giải pháp chú ý đến yếu tố phát huy hiệu quả các cơ sở vật chất đã có; xã hội hóa nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu hoạt động của CLB.
Thứ ba, nhà trường đã tạo được sự đồng thuận, phối hợp của gia đình cùng với nhà trường trong các hoạt động của CLB học sinh.
HIỆU QUẢ MANG LẠI
Các giải pháp trên hướng tới đối tượng học sinh tham gia rộng rãi và như vậy nhà trường đã tạo điều kiện cho các em học sinh phát triển năng khiếu của bản thân, giúp các em có tinh thần, thái độ học tập tốt trong những giờ học văn hóa chính khóa từ đó kết quả học tập được nâng cao.
Các giải pháp đã phát triển hiệu quả mô hình câu lạc bộ trong nhà trường THPT là rèn cho các em kỹ năng sống, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực học sinh, tạo một sân chơi năng động, trẻ trung cho các bạn trẻ yêu thích thể thao, khát khao thể hiện bản thân, từ đó hướng Đoàn viên thanh niên đến với các hoạt động văn hóa lành mạnh, nâng cao tinh thần đông đội, đoàn kết và định hướng nghề nhiệp trong tương lai. Từ mô hình CLB sẽ phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố điển hình trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu và hoạt động phong trào Đoàn của nhà trường.
KẾT LUẬN
Trong các CLB, học sinh được trải nghiệm nhiều hoạt động thực tiễn một cách sinh động, thiết thực, từ đó các năng lực thiết yếu càng phát triển có chiều sâu. Thông qua những khảo sát, phân tích số liệu và thống kê, có thể khẳng định rằng đây là việc cải tiến mô hình có sức hấp dẫn cao và tạo điều kiện phát triển năng lực học sinh rất hiệu quả. Thành công của giải pháp này cho thấy các trường THPT tại địa phương và các tỉnh thành phố khác có thể áp dụng trong việc hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện.