Công trình: Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học phần eading tiếng anh 12
Link công trình: https://drive.google.com/drive/folders/1ZUsJqGSw-HwGZsaQl0TM5JS_WOsAfLDM?fbclid=IwAR2vhWJA5_1kB5dcp6Hl77cpG-rAR74GRpi0KtdxbGlMNgEARGKLPSxkDF8
Giới thiệu về công trình:
ÁP DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC PHẦN “READING”TIẾNG ANH LỚP 12
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự trau dồi bản thân, làm mới mình với những kiến thức khoa học xã hội trong đó Tiếng Anh là một cầu nối không thể thiếu, là chìa khoá để chúng ta mở ra, khám phá những cái hay cái đẹp trong nền văn hoá tri thức của nhân loại. Biết được tầm quan trọng đó, bản thân tôi luôn khuyến khích động viên các em học sinh phải chú ý hơn trong các môn học của mình, đặc biệt là môn Tiếng Anh. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy đa số các em tự ý thức được rằng, muốn chiếm lĩnh tri thức, phải giỏi Tiếng Anh, thông thạo công nghệ thông tin. Các em luôn ra sức học hỏi, tiếp cận với những thay đổi hàng ngày của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó đa số các em rất ngại học môn này, thậm chí rất sợ. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho lý do đó, một trong những nguyên nhân đó là bởi các em không hứng thú với môn học. Phần lớn các em học sinh thường tiếp nhận nội dung bài học một cách thụ động, các em chỉ nghe, ghi chép theo lời giảng của thầy cô và ghi nhớ. Đôi khi thầy cô chỉ sử dụng lời nói một chiều để truyền đạt thông tin cho học sinh, còn học sinh gần như thụ động tiếp nhận thông tin bài học mà ít có cơ hội thể hiện và áp dụng các ý tưởng của mình. Do đó mà bài học trở nên đơn điệu, người học cảm thấy chóng nhàm chán và mệt mỏi.
Từ thực tế này, tôi luôn trăn trở rằng làm thế nào để thu hút, gây hứng thú, kích thích sự tò mò, sự sáng tạo và phát triển được năng lực của từng học sinh trong mỗi tiết học, vừa giúp các em không cảm thấy căng thẳng mệt mỏi sau mỗi tiết học , từ đó giúp học sinh khắc sâu được nội dung tiết học. Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi đã nhận thấy rằng sử dụng “sơ đồ tư duy” trong các tiết học đặc biệt là trong phần “reading” là một trong những phương pháp có hiệu quả cao. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này .
2. Vai trò, ý nghĩa của biện pháp:
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ dạy sẽ khiến học sinh không phải tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà trái lại các em phải động não, sáng tạo và ghi nhớ một cách logic những kiến thức đã học. Việc sử dụng sơ đồ tư duy cũng sẽ giúp cho học sinh có thể trình bày nội dung của bài học một cách khoa học. Bằng cách ghi chép kết hợp với việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết học sinh sẽ tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề và khi tạo được một tác phẩm đẹp, ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn ngợi khen các em sẽ cảm thấy phấn khởi và có hứng thú với bài học hơn. Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình và điều quan trọng là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà có thể trinh bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học.
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
* Khái quát về bản đồ tư duy:
Theo ‘giáo dục và thời đại’ : ‘Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc ,hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng; là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng,có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét ,màu sắc phù hợp với cấu trúc,hoạt động và chức năng của bộ não , giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não’.
Ngoài ra, bản đồ tư duy còn là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não Đây là cách để ghi nhớ chi tiết ,để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.
2. Cơ sở thực tiễn, thực trạng vấn đề dạy và học Tiếng Anh tại trường THPT Phú Bình
Trong thực tiễn, Hầu hết các thầy cô lên bục giảng đều vô cùng tâm huyết với bài giảng của mình, chuẩn bị bài giảng chu đáo và cẩn thận với mục đích chung là mong muốn học sinh của mình dễ hiểu bài, ghi nhớ tốt kiến thức và biết cách áp dụng vào thực tế. Học sinh thì chú ý tập trung nghe giảng và ghi chép bài. Tuy nhiên kết quả học tập của các em lại không được như mong muốn, đặc biệtt khi học từ mới thì khả năng ghi nhớ từ vựng không cao, thậm chí học thuộc hôm trước, hôm sau đã không còn ghi nhớ. Đây cũng chính là thực trạng ở những lớp tôi được phân công giảng dạy. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đó của các em:
– Do chưa có phương pháp học và ghi nhớ từ mới một cách hợp lý, khả năng tiếp thu bài học theo hướng bị động, kiểu thầy đọc- trò chép lại.
– Ý thức học tập, tập trung vào bài học chưa cao, chưa chủ động tiếp thu bài học, dẫn đến ngại, sợ môn học.
– Bị tác động tiêu cực bởi các trào lưu bên ngoài, dẫn đến thiếu động cơ học tập.
– Các em ít có thời gian để luyện tập, thực hành và tự tìm hiểu nội dung bài trên lớp .
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Qua thống kê đầu năm tôi nhận thấy các lớp học có trình độ không đều nhau và tỷ lệ học sinh dưới trung bình còn nhiều.
Kết quả đầu năm của các lớp
Lớp | Sĩ số | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
12A2 | 44 | 5 | 11.3 | 13 | 29.5 | 18 | 40.9 | 8 | 19.1 | 0 | 0 |
12A12 | 37 | 0 | 0 | 8 | 21.6 | 17 | 46 | 12 | 32.4 | 0 | 0 |
12A11 | 44 | 0 | 0 | 14 | 31.8 | 20 | 45.5 | 10 | 22.7 | 0 | 0 |
Trước tình hình đó, là một giáo viên tiếng anh tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để mang lại cho học trò những bài học thật thú vị, mới mẻ, kích thích sự ham học chủ động của các em từ khá giỏi đến yếu kém, làm sao sau mỗi bài học không chỉ học sinh khắc sâu kiến thức, ấn tượng, nhớ mãi, mà còn giúp các em tự tin, chủ động dần lên. Có nhiều phương pháp dạy học được triển khai hàng năm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn nhưng có lẽ phương pháp dạy học tích cực bằng cách sử dụng “ SƠ ĐỒ TƯ DUY” mà tôi mới áp dụng làm tôi tâm đắc nhất và có nhiều phản hồi từ các em học sinh. Với sơ đồ tư duy, tôi có thể vận dụng vào bất cứ giai đoạn nào của bài học (vào bài , giới thiệu ngữ liệu mới , luyện tập có kiểm soát , luyện tập nâng cao –sáng tạo và củng cố), lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh tham gia, làm cho các em mất dần cảm giác sợ cũng như chán cũng như chán nản với môn học này, và đặc biệt còn kích thích được sự tư duy, tính tò mò, khả năng tìm tòi mở rộng kiến thức của các em.
Trong khuôn khổ báo cáo này, tôi xin trình bày một phần áp dụng nhỏ trong một số bài dạy kĩ năng “reading” ở sách giáo khoa tiếng anh 12.
3.1. Bản đồ tư duy được hình thành như thế nào cho hiệu quả?
Đầu tiên tôi xin nêu lại cách để vẽ bản đồ tư duy sao cho đúng với ý nghĩa của nó.
Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra các nhánh (có thể sử dụng từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết)
Bước 2: Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và ‘mạnh’ miêu tả được nội dung tổng quát của toàn bộ bản đồ
Bước 3: Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh.Nối các nhánh chính –cấp một- đến hình ảnh trung tâm.Nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một và cứ như thế bằng các đường kẻ.Các đường kẻ này càng gần thì càng được tô đậm hơn, dày hơn
Bước 4: Đặt những từ trọng tâm vào những hàng làm tăng kết cấu của các ghi chú
Bước 5: Trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước
Bước 6: Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề .Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh
Bước 7: Những gì không có trong trình bày thì không đưa vào bản đồ
Bước 8: Tư duy hai chiều
Bước 9: Sử dụng mũi tên, hình ảnh, biểu tượng để tạo ra sự liên kết (vẽ đường cong sẽ thu hút hơn)
Bước 10: Không để bị tắc ở một khu vực .Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác
Bước 11: Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lí ngay khi nghĩ ra nó
Bước 12: Phá vỡ ranh giới.Khi hết giấy để trình bày thì không nên thay một tờ khác to hơn mà sử dụng thêm tờ nữa ghép vào
Bước 13: Hãy sáng tạo.
3.2 Cách ghi chép có hiệu quả trên bản đồ tư duy:
a. Dùng từ khóa và ý chính
b. Viết cụm từ, không viết thành câu
c. Dùng các từ viết tắt
d. Có tiêu đề
e. Đánh số các ý
f. Liên kết ý dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc
g. Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu dễ dàng
3.3 Vận dụng “sơ đồ tư duy” trong các bài dạy cụ thể”:
Unit 1: HOMELIFE- A. READING (ENGLISH 12):
Tôi đã áp dụng phương pháp này ở phần “post-reading”:
– Thành lập một sơ đồ tư duy về nội dung bài đọc như sau:
Chủ đề: HOMELIFE
+ Nhánh cấp 1 + The writer:
+ Nhánh cấp 2: + Her father:
+ Nhánh cấp 3: Her mother:
Bản đồ tư duy sau khi học sinh hoàn thành sẽ có dạng:
Unit 4: SCHOOL EDUCATION SYSTEM- READING (ENGLISH 12)
Tôi đã áp dụng phương pháp này như sau:
Trước khi dạy tiết “reading” tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà theo nhóm (4 nhóm):
– Đọc trước bài đọc và thành lập sơ đồ tư duy hoàn thành các nội dung sau:
+ Chủ đề: SCHOOL EDUCATION SYSTEM IN ENGLAND
+ Nhánh cấp 1: Levels of education
+ Nhánh cấp 2: Academic year
+ Nhánh cấp 3: School systems
+ Nhánh cấp 4: National curriculum
Bản đồ tư duy sau khi học sinh hoàn thành sẽ có dạng:
Unit 16: THE ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS- READING (ENGLISH 12)
Tôi đã áp dụng “sơ đồ tư duy” ở phần post-reading:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt ý chính của bài đọc bằng sơ đồ tư duy với nội dung sau:
+ Chủ đề: ASEAN
+ Nhánh cấp 1: total members
+ Nhánh cấp 2: goals
+ Nhánh cấp 3: area
+ Nhánh cấp 4: population
+ Nhánh cấp 5: its history
+ Nhánh cấp 6: economic cooperation
Bản đồ tư duy sau khi học sinh hoàn thành sẽ có dạng:
III. KẾT QUẢ
Với nhiệm vụ được nhà trường phân công là giảng dạy Tiếng Anh ở ba lớp trong năm học 2020-2021, tôi đã áp dụng thử nghiệm biện pháp này với tổng số ba lớp và tôi thấy được sự thay đổi của học sinh cả về mặt nhận thức và tâm lý.
- Về nhận thức: tôi nhận thấy khả năng ghi nhớ từ vựng và nội dung bài học của học sinh tốt hơn, sâu hơn.
- Về tâm lý: học sinh không còn cảm giác sợ môn tiếng anh, cảm thấy hứng thú hơn trong các giờ học vì được phát huy khả năng của mình mà không bị gò bó bởi những bài đọc dài, nhiều chữ.
Học sinh tóm tắt nội dung bài đọc rất chăm chú
Các bạn rất hứng thú
Một số sản phẩm của học sinh:
Kết quả học tập cụ thể mà các em đạt được như sau:
Kết quả đối chứng
Kết quả đầu năm của các lớp
Lớp | Sĩ số | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
12A2 | 44 | 5 | 11.3 | 13 | 29.5 | 18 | 40.9 | 8 | 19.1 | 0 | 0 |
12A12 | 37 | 0 | 0 | 8 | 21.6 | 17 | 46 | 12 | 32.4 | 0 | 0 |
12A11 | 44 | 0 | 0 | 14 | 31.8 | 28 | 63.6 | 2 | 4.6 | 0 | 0 |
Kết quả cuối kì I của các lớp áp dụng biện pháp
Lớp | Sĩ số | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
12A2 | 44 | 15 | 34.1 | 15 | 34.1 | 14 | 31.8 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
12A12 | 37 | 1 | 2.3 | 16 | 36.4 | 20 | 47.7 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
12A11 | 44 | 3 | 6.9 | 24 | 54.5 | 17 | 38.6 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét: So sánh kết quả đạt được của 3 lớp được áp dụng biện pháp so với đầu năm như sau: Tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh khá của các lớp được áp dụng cao hơn rõ rệt.
– Tỉ lệ học sinh giỏi của 3 lớp được áp dụng cao hơn so với đầu năm là:11.2 %.
– Tỉ lệ học sinh khá của 3 lớp được áp dụng cao hơn so với đầu năm là: 16 %.
– Tỉ lệ học sinh trung bình của 3 lớp được áp dụng thấp hơn so với đầu năm là:9.6 %.
– Tỉ lệ học sinh yếu của lớp được áp dụng thấp hơn là:22 %.
Như vậy trong một năm học áp dụng biện pháp này, tôi thấy khả năng ghi nhớ từ vựng, cấu trúc và nội dung bài học của học sinh đã chuyển biến rõ ràng, Ngoài ra còn tạo được hứng thú học tập cho học sinh ,do vậy kết quả học tập được nâng lên rõ rệt.
IV. KẾT LUẬN
Sử dụng “SƠ ĐỒ TƯ DUY” trong tiết dạy đã được tôi áp dụng trong năm học gần đây với các đối tượng học sinh khác nhau. Theo đánh giá của bản thân và đồng nghiệp là dễ dàng tạo ra bài học chất lượng, hiệu quả, thu hút học trò ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, kích thích tính tò mò, phát hiện vấn đề, khắc sâu và phát triển tốt từ vựng và đặc biệt là tạo không khí thoải mái, sôi động trong lớp học. Bên cạnh đó học sinh còn thỏa sức sáng tạo, trang trí sơ đồ theo ý thích của mình mà không bị gò ép. Đây là một biện pháp rất hữu hiệu khiến các em không cảm thấy nặng nề trong mỗi tiết học phần “reading”, ngược lại sẽ thấy hứng thú, thích học môn Tiếng anh hơn.
KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, tôi có một đề nghị sau
– Cần đưa biện pháp này vào áp dụng cả trong các tiết dạy kĩ năng khác như nghe, viết, nói….
“Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT | Tác giả | Tên tài liệu | Nhà
xuất bản |
1 | Bộ giáo dục và đào tạo | Sách giáo khoa tiếng anh 12 | Giáo dục |
2 | Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh môn tiếng anh cấp THPT | ||
3 | Tài liệu, đề tài cá nhân sưu tập, nghiên cứu về sơ đồ tư duy vớidạy và học trên internet, sách báo. |
.
Phú bình, ngày 6 tháng 6 năm 2021
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
Trần Thị Thu Hường